Lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Sốt xuất huyết gia tăng vào mùa mưa, thường gặp ở cả trẻ em và người lớn

TP.HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp

Cảnh báo nguy cơ mắc sốt xuất huyết khi bị COVID-19

Bổ sung thực phẩm giúp tăng tiểu cầu cho người bị sốt xuất huyết

Xử trí kịp thời khi gặp các triệu chứng sốt xuất huyết

Triệu chứng sốt xuất huyết qua từng giai đoạn

Sốt xuất huyết Dengue do virus Dengue gây nên. Trung gian truyền bệnh là muỗi vằn, thường trú đậu ở các góc tối, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

Trước khi khởi phát, người bệnh có thể ủ bệnh 3 – 10 ngày (có thể kéo dài đến 14 ngày), thường không có triệu chứng. Bệnh sốt xuất huyết thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn sốt: Người bệnh sốt cao đột ngột, liên tục; Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn; Da xung huyết; Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt; Thường có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi.

Sốt xuất huyết diễn biến qua 3 giai đoạn

Sốt xuất huyết diễn biến qua 3 giai đoạn

Giai đoạn nguy hiểm: Thường vào ngày thứ 3-7 của bệnh. Người bệnh còn sốt hoặc đã hạ sốt, với các biểu hiện đau bụng nhiều; Vật vã, lừ đừ, li bì; Gan to, có thể đau; Nôn ói.

Triệu chứng đặc trưng ở giai đoạn này là xuất huyết. Người bệnh có thể xuất huyết dưới da với nốt xuất huyết rải rác hoặc chấm xuất huyết thường ở mặt trước hai cẳng chân và mặt trong hai cánh tay, bụng, đùi, mạn sườn hoặc mảng bầm tím. Xuất huyết cũng có thể xảy ra ở niêm mạc như chảy máu chân răng, chảy máu mũi, nôn ra máu, tiêu phân đen hoặc máu, xuất huyết âm đạo hoặc tiểu máu.

Giai đoạn hồi phục: Thường vào ngày thứ 7-10 của bệnh. Một số dấu hiệu cho thầy người bệnh sắp khỏi là hết sốt, toàn trạng tốt lên, ăn ngủ khá hơn, huyết áp ổn định và tiểu nhiều.

Lưu ý trong quá trình điều trị sốt xuất huyết

Hạ sốt đúng cách

Hạ sốt bằng cách lau người với nước ấm hoặc dùng thuốc hạ sốt paracetamol

Hạ sốt bằng cách lau người với nước ấm hoặc dùng thuốc hạ sốt paracetamol

Sốt xuất huyết Dengue chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên chủ yếu là điều trị triệu chứng. Người bệnh cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Tùy từng trường hợp, bạn có thể điều trị tại nhà sau khi được bác sỹ chuyên khoa khám, xét nghiệm và tư vấn kỹ kế hoạch điều trị, theo dõi và chăm sóc người bệnh ngoại trú.

Chia sẻ với VnExpress, bác sỹ Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho hay, sai lầm phổ biến khi chăm trẻ mắc sốt xuất huyết là nóng lòng khi con sốt liên tục, tự ý cho dùng thuốc hạ sốt hơn 4-5 lần mỗi ngày, dẫn đến lạm dụng thuốc, có thể làm tổn thương gan nặng nề, xuất huyết tiêu hóa.

Người bị sốt xuất huyết cần hạ sốt bằng thuốc hạ sốt paracetamol đơn chất, không tự ý cho trẻ uống thuốc aspirin hoặc ibuprofen vì có thể gây chảy máu dạ dày.

Dinh dưỡng cho người bệnh sốt xuất huyết

Người bị sốt xuất huyết nên sử dụng oresol để bù điện giải

Người bị sốt xuất huyết nên sử dụng oresol để bù điện giải

Người bệnh sốt xuất huyết nên uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước dừa, cam, chanh..) hoặc nước cháo loãng với muối. Thức ăn nên được chế biến mềm, dễ tiêu và đầy đủ dinh dưỡng. Hạn chế sử dụng thức ăn, nước uống có màu nâu hoặc đỏ, dễ gây nhầm lẫn với triệu chứng xuất huyết tiêu hóa: Tiết canh và cháo huyết, chocolate, cà phê, đậu sẫm màu…

Không tự ý truyền dịch khi không có chỉ định

Bệnh nhân SXH có nguy cơ thiếu dịch do hiện tượng tăng tính thấm thành mạch làm thoát dịch ra gian bào hoặc do sốt cao liên tục. Khi đó, nên ưu tiên bù dịch qua đường ăn uống.

Tuy có giai đoạn bị mất dịch (thường 3 ngày đầu) nhưng cũng có hiện tượng tái hấp thu dịch trong giai đoạn cuối. Truyền dịch trong thời điểm này gây ra hiện tượng thừa dịch, dẫn đến phù phổi và các biến chứng nguy hiểm.

Theo dõi các triệu chứng nguy hiểm

Trong quá trình điều trị tại nhà, người bệnh và thân nhân cần chú ý triệu chứng đáng lo như: Lơ mơ, mệt nhiều; Đau bụng; Chảy máu chân răng; Chảy máu mũi; Chảy máu âm đạo; Đại tiện ra máu hoặc có phân đen, nôn ra máu; Tiểu ra máu. Đây là dấu hiệu cần lập tức đưa người bệnh nhập viện để tránh suy đa tạng và tử vong.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp