Cảnh báo nguy cơ bỏng lạnh khi lạm dụng khí N2O

Việc lạm dụng, sử dụng không đúng mục đích khí N2O có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Tại sao chấn thương gân Achilles ngày càng phổ biến ở những người chơi bóng rổ?

Nước hoa hồng “giải cứu” đôi mắt mệt mỏi, thâm quầng

Podcast: Chất gây ung thư formaldehyde ẩn trong đồ chơi cho trẻ

Bài kiểm tra đơn giản với bóng tennis giúp bạn dự đoán tuổi thọ

Báo cáo mô tả trường hợp một nam thanh niên 23 tuổi bị bỏng lạnh ở miệng và cổ họng sau khi hít trực tiếp khí N2O từ bình nén cầm tay.

Theo bác sĩ Michael Patrizio, Phó Giám đốc khoa Cấp cứu tại Đại học Virginia (Mỹ), các vết bỏng lạnh do hít khí cười là hiện tượng hiếm gặp nhưng hoàn toàn có thể xảy ra. Bệnh nhân này cho biết các triệu chứng như đau khi nuốt và khàn giọng đã xuất hiện ngay sau khi hít khí cười từ bình nén. Các vết loét trắng (dấu hiệu của bỏng lạnh) xuất hiện và sưng lên ở vòm miệng, lưỡi gà và họng.

Vùng vòm họng, lưỡi gà và thành sau họng bị đỏ, sưng và bong niêm mạc (hình A). Nội soi mũi họng bằng ống mềm phát hiện một vết loét nhỏ kèm sưng nhẹ ở dây thanh âm bên phải (hình B) - Ảnh: nejm.org.

Vùng vòm họng, lưỡi gà và thành sau họng bị đỏ, sưng và bong niêm mạc (hình A). Nội soi mũi họng bằng ống mềm phát hiện một vết loét nhỏ kèm sưng nhẹ ở dây thanh âm bên phải (hình B) - Ảnh: nejm.org.

Nguy cơ bỏng lạnh bắt nguồn từ đặc tính vật lý của khí nén. Khi được giải phóng khỏi bình, khí giãn nở đột ngột có thể đạt nhiệt độ cực thấp, xuống tới -40°C, gây tổn thương mô nghiêm trọng nếu tiếp xúc trực tiếp. Chính nhờ đặc tính làm lạnh cực mạnh này, khí nén còn được ứng dụng trong công nghệ làm lạnh và y khoa, ví dụ như trong các thủ thuật tiêu huỷ mô.

Bác sĩ Cara Borelli, chuyên gia về cai nghiện tại Đại học Yale (Mỹ), cho biết: “Nếu người dùng hít khí trực tiếp từ bình áp suất cao, nguy cơ bỏng lạnh là hoàn toàn có thể xảy ra”. Bà cũng cảnh báo rằng việc sử dụng chất này trong môi trường không được kiểm soát có thể gây tổn thương mô sâu và nguy hiểm đến tính mạng.

Số liệu từ Trung tâm Kiểm soát Ngộ độc của Mỹ cho thấy số ca lạm dụng khí N2O đã tăng gần 60% từ năm 2023 đến 2024. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cũng đã nhiều lần cảnh báo về nguy cơ của việc hít khí cười.

Theo bác sĩ Patrizio, mặc dù các ca bỏng lạnh do khí cười hiếm gặp, nhưng con số thực tế có thể cao hơn nhiều so với thống kê chính thức. Thực tế, tổn thương bỏng lạnh phổ biến hơn ở tay và đùi – nơi người dùng cầm trực tiếp bình lạnh hoặc để khí thoát ra làm đầy bóng bay trước khi hít.

Ngoài bỏng lạnh, người lạm dụng khí cười còn đối mặt với các rủi ro phổ biến và nguy hiểm hơn, bao gồm vỡ phổi do hít quá sâu, thiếu oxy não, hoặc thiếu hụt vitamin nghiêm trọng. Khí N2O làm mất hoạt tính của vitamin B12 – loại vitamin cần thiết cho việc sản sinh myelin, lớp vỏ bảo vệ các dây thần kinh. Thiếu hụt B12 có thể dẫn đến tổn thương thần kinh vĩnh viễn, từ yếu cơ đến bại liệt.

Đối với bệnh nhân trong ca bệnh này, bác sĩ Patrizio đã kê đơn thuốc giảm đau và kháng viêm để giúp mô hồi phục. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng không phải tất cả các trường hợp đều có thể xử lý đơn giản. Nếu bỏng lạnh gây sưng phù đường thở hoặc xảy ra do hít khí trực tiếp từ bình áp suất cao, tình trạng này có thể trở thành một cấp cứu y tế, đe dọa trực tiếp đến tính mạng.

 
Việt An (Theo NBC News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp