Những hoạt động ý nghĩa trong đêm Giao thừa với người thân

Trong tâm thức người Việt, đêm Giao thừa là đêm cuối cùng của năm cũ, là thời khắc đặc biệt để tiễn năm cũ và đón năm mới.

Những lưu ý để đảm bảo an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán 2023

Cúng đêm giao thừa cần chuẩn bị những lễ gì?

Khắc phục tình trạng da đầu khô để đón Tết

Công thức đồ uống detox đơn giản giúp cơ thể nhẹ nhàng đón Tết

1. Giao thừa là gì?

Đêm Giao thừa (hay còn gọi là đêm Trừ tịch) là đêm cuối cùng của năm cũ, là thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, là thời điểm bắt đầu giờ Tý (0 giờ 0 phút 0 giây ngày mùng 1 tháng Giêng). Đêm này là một đêm quan trọng đánh dấu cho một năm cũ kết thúc và một năm mới đã đến, người già thêm trường thọ và người trẻ thêm trưởng thành.

Đêm Giao thừa đến mang ý nghĩa xua đuổi tà khí, ma quỷ, mọi điều xấu xa trong năm cũ đi và rước nhiều may mắn thành công đến cho năm mới. Đây được coi là khoảng thời gian của sự nghỉ ngơi, là lúc giũ bỏ những muộn phiền, là đêm của tĩnh lặng và thiêng liêng.

2. Các hoạt động trong đêm Giao thừa

Đêm Giao thừa, người Việt Nam thường sẽ dành ra những giờ phút cuối cùng của năm mới bên cạnh những người mà họ yêu mến, thương yêu.

Cúng Giao thừa

Đây có lẽ là hoạt động truyền thống mà không một gia đình người Việt Nam nào không thực hiện mỗi đêm Giao thừa.

Lễ Giao thừa được cúng vào đúng giờ chính tý tức 00 giờ ngày 1 tháng 1 trong năm. Theo phong tục của dân tộc Việt Nam từ cổ xưa, bàn cúng Giao thừa được chia làm 2 mâm, mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà và mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà.

Giao thừa đến, mỗi gia đình Việt sẽ chuẩn bị 2 mâm lễ cúng để chào đón chào những điều tốt đẹp của năm mới.

Giao thừa đến, mỗi gia đình Việt sẽ chuẩn bị 2 mâm lễ cúng để chào đón chào những điều tốt đẹp của năm mới.

Gia chủ làm lễ cúng bái cầu chúc cho một năm mới tốt lành bằng cách thắp hương từ ngoài trời sau đó khấn vái và thắp vào trong nhà để mang may mắn đến.

Trong lễ này tại gia đình, người ta nhắc đến công ơn trời đất, tổ tiên, tạ lỗi cùng cha mẹ, làm hòa với nhau, trút bỏ điều xấu và hứa hẹn những điều tốt đẹp sẽ thực hiện.

Tổ chức bữa cơm tất niên

Đây là bữa cơm có sự tham dự của tất cả các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên, trước khi ăn, mọi nhà còn thực hiện một nghi lễ quan trọng: dâng cúng mâm cơm, mời ông bà, tổ tiên về sum họp với gia đình trong 3 ngày Tết.

Xông đất đầu năm

Xông đất, xông nhà là một phong tục ý nghĩa của người Việt mỗi dịp Tết đến. Sau thời khắc Giao thừa, người đầu tiên bước vào nhà và chúc mừng năm mới gia chủ được gọi là xông đất.

Thông thường, trước ngày năm mới, gia chủ sẽ mượn một người anh em, bạn bè hay hàng xóm có bản mệnh hợp với gia chủ để xông nhà đầu năm. Việc tương hợp này sẽ giúp cho gia chủ năm mới mọi điều được an lành, thuận lợi.

Thêm vào đó, người xông đất được cho là người có thể mang đến may mắn, tài lộc cho gia đình bằng những lời chúc mừng năm mới. Đặc biệt, khi đến xông đất, khách cũng được mời dùng cơm Giao thừa với ý nghĩa để lấy may.

Đối với các gia đình muốn tự xông nhà, người ta thường chọn một người dễ vía, hợp tuổi ra đi từ lúc chưa đúng giờ trừ tịch, rồi khi lễ trừ tịch tới thì dự lễ tại đình chùa hoặc ở thôn xóm, sau đó xin hương lộc hoặc hái cành lộc về. Lúc trở về đã sang năm mới, người này sẽ tự xông nhà cho gia đình mình, mang về gia đình sự tốt đẹp quanh năm.

Phong tục lì xì

Phong tục mừng tuổi, lì xì từ lâu đã là một phong tục truyền thống đầu ý nghĩa, ngấm vào tiềm thức của người Việt Nam.

Những phong bao lì xì màu đỏ mang theo ý nghĩa may mắn, việc mừng tuổi kèm những lời chúc đầu năm mang đến cho người nhận lời mong cầu bình an, suôn sẻ trong suốt một năm.

Ý nghĩa lì xì ngày Tết là cầu chúc may mắn, sức khỏe và tài lộc cho mọi người.

Ý nghĩa lì xì ngày Tết là cầu chúc may mắn, sức khỏe và tài lộc cho mọi người.

 
Việt An (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa