Loại trái cây nào nhiều đường nhất và cách ăn giúp tránh bị tiểu đường?

Biết lượng đường trong một số trái cây phổ biến giúp bạn kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn

7 loại trái cây bạn không nên bỏ lỡ trong mùa Đông

5 loại trái cây giúp giảm cholesterol bạn nên thêm vào chế độ ăn uống

5 lợi ích khi ăn ít nhất một loại trái cây mỗi ngày

Đường huyết tăng không phải chỉ do thực phẩm

Táo

Khảo sát của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) cho thấy 100gram táo có chứa 10,39gram đường. Phần lớn đường trong táo là fructose (hay đường trái cây) có thể không làm cho lượng đường trong máu hoặc insulin tăng đột biến như các loại đường khác (như glucose hoặc sucrose). Hàm lượng chất xơ trong táo cũng giúp chuyển hóa glucose, có thể giữ cho đường huyết và insulin không tăng quá nhiều.

Nếu bạn muốn hạn chế lượng đường hấp thu từ táo, đặc biệt là người mắc đái tháo đường thì nên chú ý đến màu sắc của táo. Nghiên cứu cho thấy táo xanh thường có ít đường hơn táo đỏ.

Chuối

Theo USDA, trong 100gram chuối có 12,23gram đường. Hàm lượng đường tăng lên khi chuối chín và chuyển từ màu xanh sang màu vàng. Nếu bạn đang phải theo dõi lượng đường trong chế độ ăn, bạn nên ăn những quả chuối nhỏ thay vì những quả kích thước lớn.

Cherry

Trong 100gram cherry có đến 12,8gram đường. Quả cherry nhỏ nên dễ khiến bạn ăn nhiều hơn mức cần thiết. Do đó, hãy cố gắng chú ý đến số lượng bạn ăn.

Nho

Trong 100gram nho có đến 16,2gram đường. Cũng như cherry, bạn dễ ăn nhiều hơn bạn nghĩ. Do đó, nên chú ý số lượng nho khi ăn để thực hiện chế độ ăn ít đường, nhất là với người mắc đái tháo đường.

Xoài

100gram xoài chứa 13,7gram đường. Để hạn chế lượng đường hấp thu từ xoài, bạn nên kết hợp ăn với một loại protein như sữa chua Hy Lạp ít chất béo, có thể giúp làm chậm quá trình giải phóng đường vào máu của bạn.

Cam

Người đái tháo đường nên ăn cam dạng quả thay vì uống nước ép cam

Người đái tháo đường nên ăn cam dạng quả thay vì uống nước ép cam

100gram cam có chứa 9,35gram đường. Chất xơ trong cam có thể giúp giảm bớt việc giải phóng đường vào máu của bạn. Bạn nên ăn quả cam để nhận được lượng chất xơ cần thiết, nước ép cam sẽ làm mất đi lượng chất xơ này và lượng đường sẽ tăng lên.

100gram lê chứa 9,75gram đường, gần tương đương với cam. Lê cũng chứa nhiều chất xơ, tương tự như cam, bạn nên ăn quả thay vì uống nước ép lê hoặc các loại lê đóng hộp bởi có thể có đường bổ sung.

Dứa

Có 9,85gram đường trong 100gram dứa, tương đương với lượng đường trong lê và cam. Lượng đường này sẽ tăng lên nếu bạn uống nước ép, sấy khô hoặc sử dụng trong các loại siro.

Dưa hấu

Có 6,2gram đường trong 100gram dưa hấu, đây là trái cây có lượng đường thấp nhất trong tất cả những loại nói trên. Dưa hấu vừa ít đường vừa ít carbohydrate, điều này có nghĩa ăn dưa hấu với lượng vừa phải sẽ không làm đường huyết tăng vọt.

Nhìn chung, đường trong trái cây là đường tự nhiên, không ảnh hưởng nhiều đến đường trong máu của bạn, trừ khi bạn ăn quá nhiều. Tuy nhiên, người mắc đái tháo đường hay người phải thực hiện chế độ ăn hạn chế đường nên chú ý lượng đường trong những trái cây bạn ăn tránh ăn quá nhiều giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả.

 
Nguyễn Thanh (Theo Health.clevelandclinic)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng