Ngành Thực phẩm chức năng nửa cuối 2020 - Thách thức & Cơ hội

Ngành TPCN có nhiều cơ hội phát triển trong giai đoạn thế giới đang phải ứng phó với nhiều thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra (ảnh minh họa)

Gợi ý bí quyết thảo dược giúp cải thiện trầm cảm sau sinh

Thường xuyên suy nghĩ tiêu cực khiến bạn dễ mắc bệnh Alzheimer

Tình trạng co rút cơ bắp: Nguyên nhân và cách điều trị thế nào?

Hạt carom giảm cholesterol, phòng bệnh tim mạch?

Ngay từ những ngày đầu dịch bùng phát tại Trung Quốc, các chuyên gia kinh tế đã khẳng định những tổn thất về kinh tế - chính trị - xã hội sẽ khó có thể đo đếm hết được. Khủng hoảng kinh tế, y tế và nhân đạo lan ra toàn cầu. Các Chính phủ vật lộn với “cơn sóng dữ” dịch bệnh mà theo nhiều chuyên gia phải tới cuối năm 2020 mới có thể khống chế được. Chưa kể, hệ lụy với toàn xã hội thì vô cùng lớn. GDP toàn cầu chứng kiến phát triển âm, chuỗi cung ứng đổ gãy, các công ty phá sản, chứng khoán sụt giảm, thất nghiệp hàng loạt… các tổ chức uy tín như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng. Bức tranh kinh tế toàn cầu ảm đạm đó còn rất lâu mới có thể phục hồi như trước đó.
Tuy nhiên, trong thách thức nghiêm trọng như vậy xảy ra cho nền kinh tế vẫn có các đốm sáng ít bị ảnh hưởng thậm chí vẫn tăng trưởng dù tốc độ có chậm hơn như ngành thực phẩm chức năng (TPCN), dược phẩm, thiết bị y tế (máy thở, sát khuẩn, đồ bảo hộ, khẩu trang, kit thử, vaccine…) và đặc biệt ngành kinh doanh trên mạng, bán hàng online, bán hàng đa cấp lại phát triển với tốc độ cao. Kinh doanh online và cộng đồng (kinh tế chia sẻ) là xu hướng của nền công nghiệp 4.0 đã chứng tỏ sức mạnh và tính ưu việt, đặc biệt trong đại dịch Covid, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đã phát triển rất nhanh. 
Với vai trò chăm sóc sức khỏe chủ động, ngành TPCN vẫn phát triển và tiềm năng, dự địa còn rất lớn.
Vậy điều gì khiển ngành TPCN vẫn phát triển và tiềm năng và dư địa còn rất lớn? Đó là vì TPCN đã giúp cho cộng đồng các lợi ích lớn lao về sức khỏe, đặc biệt làm tăng hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, hõ trợ điều trị các bệnh mạn tính (bệnh của thời đại này). Hơn nữa, ngay khi dịch Covid-19 cho thấy những ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế - xã hội, ngành TPCN đã có những biến chuyển tích cực nên TPCN ngày càng phát triển. 
Theo thống kê của VAFF năm 2019 toàn bộ thị trường Việt Nam có tổng doanh số ngành TPCN gần 6 tỷ USD (lưu ý rằng TPCN là khái niệm bao gồm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Thực phẩm bổ sung, Thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng). Các doanh nghiệp tham gia vào thị trường TPCN ngày càng nhiều, góp phần vào GDP của đất nước. Do tính chất đặc thù, ngành TPCN tạo ra số việc làm rất lớn do chuỗi giá trị dài (từ R&D, nuôi trồng, thu hái, chế biến, sản xuất, lưu thông, quảng cáo…) và là sinh kế của các hộ nghèo, hộ vùng sâu vùng xa, còn có ý nghĩa chính trị, xã hội. Ngành TPCN còn có nền tảng là sự phát triển của công nghệ như công nghệ sinh học (các hoạt chất như DeltaImmne tăng miễn dịch, Nattokinase phá cục máu đông, Lunasin chống ung thư... hay công nghệ nano, Phytosome, Lyposome, công nghệ chiết suất, công nghệ bảo quản sau thu hoạch…). 
 Ứng dụng công nghệ cao vào nghiên cứu, sản xuất giúp tạo ra các đột phá về chất lượng, hiệu quả cho sản phẩm TPCN
Việc ứng dụng công nghệ cao vào TPCN tạo đột phá về chất lượng, hình thức mẫu mã và cùng với sự thông thoáng về chính sách, hành chính của cơ quan chức năng đã làm ngành TPCN trở thành ngành “hot” nhất hiện nay (bên cạnh mỹ phẩm). 
Các mô hình kinh doanh truyền thống đã gặp phải thách thức vô cùng lớn, các doanh nghiệp phải chuyển đổi, tái cơ cấu để bắt kịp thị trường, bắt kịp xu thế do đó sự chuyển đổi sang doanh nghiệp số là yếu tố bắt buộc, yếu tố tiên quyết. Mỗi một sản phẩm phải trở thành THƯƠNG HIỆU mà trong đó đầu tiên là tiêu chuẩn hóa sản phẩm, hàm lượng R&D cao (ít nhất chiếm 5% giá thành), sắp tới đây cơ quan quản lý sẽ hướng dẫn các doanh nghiệp tự xây dựng tiêu chuẩn chất lượng (bên cạnh tiêu chuẩn an toàn đã có hướng dẫn). Nghĩa là sản phẩm phải có PMF (Product Master File) giống tiêu chuẩn dược phẩm (bao gồm tiêu chuẩn, phương pháp kiểm nghiệm, thử độc tính, độ ổn định, quy trình sản xuất, QA, QC và MSD - nguyên liệu Material Safety Data Sheet...). Việc các doanh nghiệp sản xuất TPCN phải tuân thủ Thực hành tốt sản xuất (GMP) đã giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng uy tín trong cộng đồng. 
Được biết sắp tới đây Hội Khoa học Các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam chuẩn bị ra mắt bộ chứng nhận xuất xứ sản phẩm thiên nhiên cũng sẽ góp phần nâng cao vị thế cho ngành TPCN Việt Nam và hướng tới hội nhập vào ngành TPCN thế giới. 
Và đây là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất/kinh doanh TPCN bứt phá và tăng tốc trong một nền kinh tế mới sau đại dịch.
Tính đến ngày 15/7/2020, thế giới đã có hơn 13,4 triệu người mắc Covid-19, hơn 581.000 người tử vong và con số tử vong còn đang kéo dài!
Nguyễn Xuân Hoàng
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng