Tình trạng co rút cơ bắp: Nguyên nhân và cách điều trị thế nào?

Co rút cơ bắp kéo dài dai dẳng có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề với hệ thần kinh

Biểu hiện co giật cơ mặt sau khi dùng chất kích thích là bị làm sao?

Nguyên nhân và cách điều trị co giật ngón tay

Co giật chân, tay có phải do huyết khối tĩnh mạch sâu?

Làm gì để giảm nguy cơ co giật do sốt cao?

Các nguyên nhân gây co rút cơ bắp

Có nhiều nguyên nhân có thể gây co rút cơ bắp. Một vài vấn đề về lối sống có thể gây ra tình trạng co rút cơ bắp nhưng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cảnh giác vì co rút cơ bắp nghiêm trọng có thể xảy ra do một số vấn đề với hệ thần kinh.

Nhìn chung, dưới đây là một vài nguyên nhân gây co rút cơ bắp phổ biến nhất:

- Co rút cơ bắp tại cánh tay, chân và lưng sau khi tập thể dục. Nguyên nhân là bởi vận động nhiều khiến acid lactic tích tụ trong cơ bắp.

- Co rút cơ bắp do căng thẳng, lo lắng quá mức.

- Thiếu hụt một số dưỡng chất như vitamin D, các vitamin nhóm B, calci… cũng có thể gây co rút cơ, đặc biệt là các cơ ở mí mắt, bắp chân và bàn tay.

- Thiếu nước, mất nước có thể gây co rút cơ bắp tại chân, cánh tay.

- Uống quá nhiều đồ uống có caffeine.

Uống nhiều cà phê, tiếp xúc với các chất kích thích… có thể gây co rút cơ bắp

- Tiếp xúc nhiều với các chất kích thích (như nicotine trong thuốc lá) cũng có thể gây co rút cơ bắp, đặc biệt là ở chân.

- Kích ứng mắt, mí mắt có thể gây co rút các cơ ở mí mắt, vùng da quanh mắt.

- Co rút cơ bắp ở bàn tay, cánh tay, chân có thể xảy ra do cơ thể phản ứng với một số loại thuốc, bao gồm nhóm thuốc corticosteroid, thuốc estrogen.

Tình trạng co rút cơ bắp do các nguyên nhân trên thường được đánh giá là không nghiêm trọng. Tình trạng co rút cơ bắp cũng có thể tự giảm dần sau một vài ngày. Tuy nhiên, nếu co rút cơ bắp do phản ứng với thuốc hoặc thiếu dưỡng chất, bạn vẫn nên trao đổi với bác sỹ để có hướng xử lý phù hợp.

Ngoài các nguyên nhân trên, bạn cũng nên cẩn thận với một số vấn đề thần kinh có thể gây co rút cơ bắp nghiêm trọng, ví dụ như:

Loạn dưỡng cơ là nhóm bệnh di truyền có thể gây co rút cơ bắp ở cổ, hông, vai...

- Loạn dưỡng cơ: Đây là một nhóm bệnh di truyền có thể gây tổn thương và làm suy yếu cơ bắp theo thời gian. Nhóm bệnh này có thể gây co rút cơ bắp trên mặt, cổ hoặc hông và vai.

- Bệnh xơ cứng teo cơ một bên: Đây là căn bệnh khiến các tế bào thần kinh bị chết đi. Co rút có thể xảy ra tại bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, nhưng thường xảy ra ở cánh tay và chân trước tiên.

- Bệnh teo cơ tủy: Căn bệnh này có thể làm hỏng các tế bào thần kinh vận động trong tủy sống, ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát vận động của cơ bắp và có thể gây co rút lưỡi.

- Hội chứng Isaac: Đây là tình trạng các dây thần kinh bị ảnh hưởng, giẫn tới co rút cơ bắp cánh tay, chân một cách thường xuyên.

Điều trị co rút cơ bắp thế nào?

Nếu tình trạng co rút cơ bắp nghiêm trọng, dai dẳng và ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày, bác sỹ có thể cho bạn sử dụng một số loại thuốc để giảm triệu chứng. Các loại thuốc này bao gồm:

- Nhóm thuốc corticosteroid như betamethasone (Celestone) và prednison (Rayos).

- Thuốc giãn cơ như carisoprodol (Soma) và cyclobenzaprine (Amrix).

- Thuốc chẹn thần kinh cơ như incobotulinumtoxin A (Xeomin) và rimabotulinumtoxin B (Myobloc).

Có cách gì để ngăn ngừa tình trạng co rút cơ bắp?

- Có chế độ ăn uống cân bằng: Bạn nên ăn nhiều rau củ, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt. Bổ sung protein vừa phải từ các loại thịt nạc, đậu phụ.

- Ngủ đủ giấc: Bạn nên ngủ đủ 7 - 8 tiếng/đêm để cơ thể có thời gian được thư giãn, phục hồi tốt nhất.

- Giảm căng thẳng: Bạn nên ngồi thiền, tập yoga, tập thể dục ít nhất 3 lần/tuần để giảm căng thẳng, ngăn ngừa co rút cơ bắp hiệu quả hơn.

- Hạn chế các loại đồ uống chứa caffeine.

- Bỏ thuốc lá: Nicotine trong thuốc lá là chất kích thích có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương.

- Trao đổi với bác sỹ về việc thay đổi một số loại thuốc có thể gây co rút cơ bắp.

Vi Bùi H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp