Hạt carom giảm cholesterol, phòng bệnh tim mạch?

Tim mạch là bệnh lý nguy hiểm, chiếm tỷ lệ tử vong cao

Ổn định nhịp tim, phòng bệnh tim mạch bằng thực phẩm giàu magne

Kiểm soát huyết áp, phòng bệnh tim mạch bằng trà mạn

Phát hiện khả năng kiểm soát huyết áp, phòng bệnh tim mạch của cây tầm ma

Thay van động mạch chủ qua ống thông bằng gây tê tại chỗ

Bệnh tim mạch thường xuất hiện âm thầm nhưng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe, tính mạng của người bệnh. Cách tốt nhất để phòng bệnh tim mạch là kiểm soát tốt những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh như nồng độ cholesterol, tăng huyết áp, chỉ số mỡ máu triglyceride... 

Hạt carom giúp giảm cholesterol, triglyceride

Tương tự như cholesterol, chỉ số triglyceride (chất béo trung tính) trong máu cao có thể làm tắc nghẽn mạch máu và làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ.

Trong một nghiên cứu thực hiện trên thỏ cho thấy, bột hạt carom có khả năng làm giảm cholesterol toàn phần, đặc biệt là cholesterol xấu (LDL) và lượng chất béo trung tính.

Hạt carom rất giàu chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin và khoáng chất

Một nghiên cứu trên chuột cho cũng chỉ ra, chiết xuất hạt carom có hiệu quả trong việc giảm mức cholesterol toàn phần, LDL cholesteol và cả chỉ số mỡ máu triglyceride. Điều đặc biệt, chiết xuất này đồng thời làm tăng chỉ số HDL cholesterol tốt cho sức khỏe tim mạch.

Tuy nhiên, trong cả hai cả 2 nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu phát hiện ra, bột hạt carom chỉ phát huy hiệu quả khi được sử dụng ở liều cao. Mà điều này bạn sẽ khó thực hiện được bằng việc bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Hơn nữa, hạt carom mới chỉ được thử nghiệm trên động vật. Do đó, cần có nhiều nghiên cứu hơn để đánh giá tác động của loại thảo dược này đối với nồng độ cholesterol trong cơ thể người. 

Hạt carom giúp hạ huyết áp

Ngoài cholesterol và chất béo trung tính, tăng huyết áp cũng là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim...

Thông thường, để điều trị tăng huyết áp, bạn sẽ được kê thuốc chẹn kênh calci để ngăn calci xâm nhập vào các tế bào của tim, làm thư giãn và mở rộng mạch máu, từ đó giúp huyết áp giảm xuống.

Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch, đột quỵ

Theo đó, một nghiên cứu chỉ ra rằng, thymol – thành phần chính của hạt carom có tác dùng ngăn chặn ion calci xâm nhập vào tế bào, từ đó làm giảm huyết áp.

Tuy nhiên, tác dụng của hạt carom trong việc làm giảm huyết áp cũng mới chỉ giới hạn trong các nghiên cứu trên động vật. Do đó, chúng ta sẽ cần chờ thêm nghiên cứu lâm sàng thực hiện trên cơ thể người.

Lợi ích sức khỏe khác của hạt carom

Bạn có thể tìm mua hạt carom dưới dạng nguyên hạt (hoặc đã xay thành bột) tại các cửa hàng thực phẩm khô hay trên các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, do là loại gia vị có tính dược liệu, nên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi sử dụng. Không tự ý sử dụng thay thế thuốc điều trị kê đơn.

Sau khi thực hiện nghiên cứu trên động vật, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra một số lợi ích sức khỏe khác của hạt carom như:

Kháng vi khuẩn và nấm: Hợp chất có trong hạt carom như thymol, carvacrol có thể ức chế sự phát triển của một số chủng vi khuẩn và nấm, bao gồm E. coli, Salmonella và Candida albicans.

Điều trị loét dạ dày, giảm chứng khó tiêu: Hạt carom có khả năng điều trị vết loét dạ dày tá tràng và cải thiện chứng khó tiêu.

Chống viêmViêm là phản ứng sinh học của toàn bộ cơ thể chống lại tác nhân gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm kéo dài và nặng lên sẽ tác động tiêu cực đến cơ thể, làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh. Nghiên cứu cho thấy, chiết xuất hạt crom có tác dụng chống viêm và làm giảm viêm.   

Ăn hạt carom có an toàn?

- Đối với hầu hết mọi người, sử dụng hạt carom như một loại gia vị cho món ăn sẽ không gây ra tác dụng phụ và an toàn để sử dụng.

- Tuy nhiên, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cần đặc biệt tránh sử dụng hạt carom. Bởi nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, bao gồm cả dị tật bẩm sinh, thậm chí là sảy thai.

Phạm Quỳnh H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch