Ngày Dân số Thế giới 2025 đặt trọng tâm vào quyền xây dựng gia đình của thanh niên
Mức sinh thấp, già hóa dân số nhanh đang là thách thức rất lớn
Giải pháp nào giúp hệ thống y tế bắt kịp tốc độ già hóa dân số?
Liên Hợp Quốc: Dân số Trung Quốc có thể giảm một nửa vào năm 2100
Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đạt 74,5 tuổi
Ngày Dân số thế giới 2025 là ngày lễ toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề dân số, bao gồm kế hoạch hóa gia đình, bình đẳng giới, đói nghèo, sức khỏe bà mẹ và quyền con người. Năm nay, Liên Hợp Quốc lựa chọn chủ đề "Trao quyền cho thanh niên xây dựng gia đình họ mong muốn trong một thế giới công bằng và đầy hy vọng", kêu gọi đảm bảo rằng người trẻ có đủ quyền, công cụ và cơ hội để định hình tương lai của chính mình.
Người trẻ trong độ tuổi sinh sản đang đối mặt với nhiều rào cản như kinh tế bất ổn, bất bình đẳng giới, hạn chế trong tiếp cận y tế và giáo dục, biến đổi khí hậu và xung đột vũ trang. Khảo sát do Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) phối hợp với công ty phân tích dữ liệu YouGov thực hiện trên hơn 14.000 người tại 14 quốc gia cho thấy, phần lớn thanh niên mong muốn có nhiều con hơn nhưng bị cản trở bởi các yếu tố xã hội, kinh tế hoặc sức khỏe.
Nhiều quốc gia lo ngại xu hướng “ngại” sinh con, sinh con muộn dẫn đến già hóa dân số. Để ứng phó với những xu hướng dân số toàn cầu này, các nhà lãnh đạo cần ưu tiên nhu cầu và tiếng nói của thanh niên. Người trẻ không chỉ cần dịch vụ, họ cần hy vọng, sự ổn định và một tương lai xứng đáng phấn đấu. Một nhà hoạt động trẻ đã chia sẻ với UNFPA: “Thanh niên không chỉ nghĩ đến con cái của mình, họ còn nghĩ đến thế giới mà những đứa trẻ đó sẽ thừa hưởng.”
Theo khảo sát của UNFPA, tỷ lệ sinh suy giảm đang trở thành tâm điểm trên các mặt báo, và trách nhiệm luôn bị quy cho phụ nữ. Một số chính phủ thậm chí đang áp dụng các biện pháp khuyến sinh quyết liệt nhằm vào nữ giới. Nhưng thực trạng người trẻ kết hôn và sinh con muộn trong những năm gần đây không chỉ là câu chuyện về áp lực tài chính và mong muốn tự do phát triển nghề nghiệp. Gần 20% người trong độ tuổi sinh sản dự đoán rằng họ sẽ không thể có số con như mong muốn. Những lo ngại về tương lai, như biến đổi khí hậu, môi trường suy thoái, chiến tranh và đại dịch... khiến nhiều người sinh ít con hơn dự định.

Những lo ngại về tương lai bất ổn (kinh tế, chính trị và môi trường) cản trở người trẻ quyết định sinh con theo mong muốn
Các yếu tố kinh tế, bao gồm nhà ở, chi phí nuôi dạy con và sự bất ổn nghề nghiệp, là rào cản lớn đối với việc lập gia đình. 39% người được khảo sát cho biết vấn đề tài chính ảnh hưởng đến khả năng sinh con.
Trái lại, dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản vẫn còn là thách thức, với 18% người được khảo sát gặp khó khăn khi tiếp cận biện pháp tránh thai hoặc các dịch vụ liên quan đến sinh sản. Cứ 3 người thì có 1 trường hợp mang thai ngoài ý muốn.
Từ những phát hiện trên, UNFPA chỉ ra một thực tế: Những giải pháp khuyến sinh không lấy quyền tự quyết sinh sản làm trung tâm sẽ rất dễ thất bại. Mục tiêu cần làm là cung cấp cho mỗi cá nhân đầy đủ thông tin và điều kiện cần thiết để tự chủ, có trách nhiệm quyết định về số lượng con cái, khoảng cách giữa các lần sinh, và thời điểm phù hợp để sinh con.
Bên cạnh các dịch vụ y tế chất lượng cho bà mẹ và trẻ em, phụ nữ còn cần một người bạn đời biết quan tâm, hỗ trợ và cùng san sẻ trách nhiệm bình đẳng. Giải pháp hiệu quả nhất là kiến tạo một thế giới công bằng hơn, bền vững hơn và giàu lòng nhân ái, một thế giới mà chúng ta có thể tự hào trao lại cho thế hệ kế tiếp.
Dự kiến dân số toàn cầu sẽ đạt mốc 8,5 tỷ vào năm 2030, 9,7 tỷ vào năm 2050 và 10,9 tỷ vào năm 2100. Sự gia tăng dân số nhanh chóng trong 2 thế kỷ qua là nhờ thay đổi lớn về tỷ lệ sinh, đô thị hóa và quá trình di cư. Trong vài thập kỷ gần đây, trong khi tỷ lệ sinh giảm, tuổi thọ trung bình lại gia tăng đáng kể.
Vấn đề dân số tác động sâu sắc tới phát triển kinh tế, việc làm, phân phối thu nhập và các chính sách an sinh xã hội. Dân số cũng ảnh hưởng đến quyền tiếp cận phổ cập đối với y tế, giáo dục, nhà ở, vệ sinh, nước sạch, thực phẩm và năng lượng. Để đáp ứng nhu cầu của người dân một cách bền vững, các nhà hoạch định chính sách cần hiểu rõ đặc điểm nhân khẩu học như tuổi tác, vị trí địa lý cũng như số lượng thế hệ tiếp nối.
Theo tính toán của Cục Thống kê, Bộ Tài chính, sau quá trình sáp nhập, số liệu liên quan đến chỉ tiêu mức sinh (tổng tỷ suất sinh) của 34 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương có sự thay đổi. 13 tỉnh có mức sinh dưới mức sinh thay thế (dưới 2,1 con/phụ nữ). Trong đó, 5 tỉnh có mức sinh thấp nhất cả nước là: TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Cần Thơ, Cà Mau và Vĩnh Long. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong thực hiện Chiến lược Dân số đến năm 2030.
Bình luận của bạn