Việt Nam tăng 11 bậc trong bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc so với năm ngoái và lên vị trí thứ 54 - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức khỏe+
Học hỏi thói quen tốt cho giấc ngủ từ người Bắc Âu
15 điểm đến quyến rũ nhất Hy Lạp
Chiến lược quốc gia phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam từ 2023 - 2030
20 quốc gia có dịch vụ y tế đắt đỏ nhất trên thế giới
Liên Hợp Quốc chọn ngày 20 tháng 3 hàng năm là Ngày Quốc tế Hạnh phúc. Đến nay, các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc, trong đó có Việt Nam cùng cam kết ủng hộ, hành động, tích cực và nỗ lực nhiều hơn để nâng cao chất lượng cuộc sống, xây dựng xã hội công bằng, phát triển bền vững, đem lại hạnh phúc cho nhân loại.
Nhân ngày Quốc tế Hạnh phúc, các nhà nghiên cứu công bố Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2024, dựa trên dữ liệu của Viện Gallup (một công ty tư vấn và phân tích hàng đầu thế giới có trụ sở ở Mỹ) khảo sát ý kiến và các chỉ số cuộc sống của người dân tại 143 quốc gia và vùng lãnh thổ trong 3 năm (từ 2021-2023). Các chuyên gia phân tích các nhóm yếu tố chính: GDP bình quân đầu người, số năm sống khỏe mạnh, hỗ trợ xã hội, quyền tự do lựa chọn cuộc sống…
Trong thông tin được đăng tải trên kênh CNBC, tại châu Á, Singapore tiếp tục giữ vị trí quốc gia hạnh phúc nhất năm thứ hai liên tiếp. Xếp hạng toàn cầu của "đảo quốc sư tử" là 30/143.
Nhà kinh tế học Jan-Emmanuel De Neve - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An sinh, Đại học Oxford (Anh), đồng thời là biên tập Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm nay - nhận định, Singapore đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe, giúp người dân kéo dài tuổi thọ lẫn số năm sống khỏe mạnh.
Việt Nam cũng góp mặt trong top 10 quốc gia hạnh phúc nhất châu Á ở vị trí thứ 6. Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 11 bậc, từ vị trí 65 vào năm 2023 lên vị trí 54. Theo độ tuổi, nhóm người trẻ (dưới 30 tuổi) có mức độ hạnh phúc cao hơn.
4 quốc gia Bắc Âu gồm Phần Lan, Đan Mạch, Iceland và Thụy Điển lần lượt giữ 4 vị trí đầu tiên trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2024. Đây cũng là năm thứ 7 liên tiếp Phần Lan giữ vị trí "quốc gia hạnh phúc nhất thế giới".
Lý giải về thành công này, nhà nghiên cứu Jennifer De Paola – Đại học Helsinki (Phần Lan) cho hay, những yếu tố then chốt đằng sau chỉ số hạnh phúc của Phần Lan là gần gũi với thiên nhiên và luôn cân bằng công việc – cuộc sống. Người dân cũng được cung cấp y tế và giáo dục miễn phí, tiếp cận với phúc lợi xã hội tốt.
“Hạnh phúc cho mọi người” là chủ đề của Ngày Quốc tế Hạnh phúc năm 2024 nhằm khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức, cộng đồng có hoạt động tích cực đem lại hạnh phúc cho người thân, gia đình, cộng đồng.
Bình luận của bạn