Bệnh viêm gan virus B, C là bệnh truyền nhiễm phổ biến, gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe
Những con số biết nói về thực trạng bệnh tâm thần tại Việt Nam
33 quốc gia ghi nhận viêm gan "bí ẩn", Việt Nam ứng phó thế nào?
Viêm gan C không được điều trị nguy hiểm như thế nào?
Có nên tiêm vaccine để phòng các bệnh viêm gan?
Việt Nam đứng thứ 5 trên toàn cầu và thứ 4 trong khu vực Tây Thái Bình Dương về tỷ lệ tử vong do ung thư gan. Đặc biệt, Việt Nam là một trong số ba quốc gia ở Khu vực Tây Thái Bình Dương có số người nhiễm virus viêm gan B và C mạn tính cao nhất. Đây là thông tin được đưa ra tại buổi lễ Hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng, chống viêm gan (28/7) được tổ chức tại Hà Nội.
Có 5 loại viêm gan virus (A, B, C, D, E) khác nhau ở phương thức lây truyền, mức độ nghiêm trọng của bệnh, phân bố địa lý và cách phòng ngừa. Trong đó, viêm gan virus B và C lây truyền qua đường máu và dịch thể, tương tự với đường lây truyền HIV. Đây cũng là nguyên nhân gây ung thư gan hàng đầu, ước tính có khoảng 57% các trường hợp xơ gan và 78% trường hợp ung thư gan tiên phát do nhiễm virus viêm gan B và C.
Theo TS. Vương Ánh Dương - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), viêm gan virus B đã có vaccine phòng bệnh và hiện nay đã có thuốc điều trị. Việc điều trị viêm gan B bằng thuốc kháng virus có hiệu quả cao để làm chậm tiến triển đến xơ gan, giảm tỷ lệ mắc ung thư gan.
Đối với viêm gan virus C, tuy chưa có vaccine dự phòng, nhưng việc điều trị đã có những tiến bộ vượt bậc, có thể điều trị khỏi trong vòng 3 – 6 tháng.
Để phòng chống viêm gan virus B, C, Bộ Y tế đã ban hành đầy đủ hướng dẫn chẩn đoán, điều trị các bệnh viêm gan virus B, viêm gan virus C. Hiện Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cùng các đơn vị liên quan đã và đang nỗ lực dự phòng lây nhiễm viêm gan virus và tham mưu cho lãnh đạo Bộ Y tế xây dựng các chính sách để giảm chi phí điều trị cho người bệnh viêm gan virus B, C. Đây cũng là biện pháp quan trọng để người bệnh viêm gan virus C có thể tiếp cận với các loại thuốc mới có hiệu quả cao, nhanh chóng được chữa khỏi bệnh.
Trẻ sơ sinh lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ có nguy cơ mắc bệnh viêm gan mãn tính là 90%, dẫn tới xơ gan và ung thư gan ở lứa tuổi còn trẻ. Vì thế, tiêm vaccine viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh là cách tốt nhất để phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con. Vaccine phòng viêm gan B đã được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng ở nước ta.
Với người lớn, trước khi tiêm vaccine phòng viêm gan B cần làm xét nghiệm máu để biết cơ thể mình đã nhiễm virus chưa (chỉ số HBsAg) và có kháng thể hay chưa (chỉ số Anti HBs). Tùy vào kết quả xét nghiệm, bác sỹ sẽ chỉ định bạn nên tiêm phòng hay không.
Bình luận của bạn