Ẩm thực “mỹ dung liệu pháp“

Gà hầm đương quy có tác dụng bổ huyết hoạt huyết, hồng nhan - ảnh minh họa

Như thế nào là chế độ ăn uống lành mạnh?

10 chế độ ăn uống được tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2016

Mỹ phẩm từ thảo dược - xu hướng làm đẹp tự nhiên siêu HOT

Những sai lầm trong làm đẹp chị em nào cũng mắc phải

Trong y học cổ truyền phương Đông, nghệ thuật làm đẹp (được gọi là mỹ dung liệu pháp) được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau như dùng thuốc uống trong hoặc xông xoa bôi đắp bên ngoài, châm cứu, bấm huyệt, tập luyện khí công dưỡng sinh…, trong đó không thể không nói đến việc ăn uống (ẩm thực).

Ẩm thực làm trắng và nhuận da

Bài 1: Củ cải trắng lượng vừa đủ, rửa sạch, ép lấy nước uống hoặc ăn sống.

Công dụng: Nhu nhuận và làm trắng da, dùng để dưỡng da, tẩy vết nám và cải thiện tình trạng da khô và thô.

Bài 2: Gạo nếp 100gr, tổ yến khô 10gr, hai thứ rửa sạch đem ninh thành cháo, ăn trong ngày.

Công dụng: Ích khí dưỡng âm, tư dưỡng bì phu, dùng thích hợp cho những người da khô táo, môi khô miệng khát, đại tiện không thông thuộc thể “Khí âm bất túc”.

Bài 3: Hạch đào nhân 100 - 150gr, nhộng tằm 50gr, hai thứ đem hấp cách thủy, ăn trong ngày, 15 ngày là một liệu trình.

Công dụng: Ôn thận dưỡng nhan, tư nhuận bì phu, dùng cho người da dẻ kém tươi, khô ngứa.

Bài 4: Hải sâm 750gr, nước luộc gà 750ml, rau mùi 20gr, muối, dầu vừng và gia vị vừa đủ. Hải sâm làm sạch, thái miếng, cho vào nồi nấu chín với nước luộc gà, chế đủ gia vị, ăn nóng.
Công dụng: Bổ ích can thận, dưỡng âm nhuận táo, dùng cho người da bị khô và kém tươi thuộc thể “Can thận tinh huyết khuy hư”.

Hạch đào nhân.

Ẩm thực làm sáng và đẹp da

Bài 1: Hạch đào nhân 60gr, hồng táo 60gr, hạnh nhân 30gr, men rượu 30gr, rượu trắng 1.500ml. Các vị thuốc tán vụn, cho vào bình ngâm với rượu trong 3 tuần thì dùng được, uống mỗi ngày 1 - 2 lần, mỗi lần 15ml.

Công dụng bổ ích khí huyết, nhuận phu hồng nhan, dùng cho những người da kém tươi, nhợt nhạt, da khô và thô, chóng mặt, hồi họp trống ngực, trí nhớ suy giảm.

Bài 2: Thịt dê 250gr, chân gà 5 cái, lệ chi khô 6 quả, hạt dẻ 200gr. Thịt dê làm sạch, thái miếng rồi đem hầm với chân gà, hạt dẻ và lệ chi, ăn nóng.

Công dụng: Ôn dương ích khí, hồng nhan ô phát, dùng cho người thể chất dương hư, sợ lạnh, sắc mặt nhợt nhạt, râu tóc bạc sớm, thần kinh suy nhược.

Bài 3: Sinh hoài sơn 100gr, sinh ý dĩ 100g, long nhãn nhục 15gr, gạo tẻ 100gr. Tất cả đem ninh thành cháo, ăn nóng.

Công dụng: Bổ ích tâm tỳ, dùng cho những người khí huyết suy nhược, sắc mặt vàng nhợt, ăn kém, ngủ kém, hay hồi hộp trống ngực.

Bài 4: Gà mái 1 con, đương quy 15gr, sinh khương 5gr, hành, hạt tiêu và gia vị vừa đủ. Gà làm thịt chặt miếng rồi đem hầm với đương quy, sinh khương, khi được chế đủ gia vị, dùng làm đồ ăn hằng ngày.

Công dụng: Bổ huyết hoạt huyết, hồng nhan, dùng cho người thiếu máu, sắc mặt nhợt nhạt, môi nhợt, phụ nữ kinh nguyệt không đều, tóc rụng, đầu choáng mắt hoa, hay hồi hộp đánh trống ngực.

Bài 5: Đậu đen 15gr, đậu tương 15gr, sơn tra 15gr, đường đỏ 20gr. Các vị thuốc rửa sạch, đem ninh nhừ rồi chế thêm đường đỏ, chia ăn 2 lần trong ngày.

Công dụng: Kiện tỳ vị, ích khí huyết, dùng cho người sắc mặt kém tươi, thể chất hư hàn.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp