Dấu hiệu của hội chứng lo sợ khi thiếu điện thoại

Người dùng quá lệ thuộc vào điện thoại sẽ có thể rơi vào trạng thái căng thẳng, bất an khi không thiếu điện thoại

9 mẹo đơn giản để “cai nghiện” đồ ngọt hiệu quả

“Cắm mặt” vào smartphone khó thoát khỏi bệnh nguy hiểm này

“Thủ phạm” làm tổn hại da đến từ thiết bị bạn sử dụng hàng ngày

Dùng điện thoại khi đi vệ sinh: Tác hại nguy hiểm tới sức khỏe

Đối tượng có nguy cơ mắc hội chứng lo sợ khi thiếu điện thoại

Nomophobia không phải thuật ngữ cao siêu, mà là cách viết tắt của cụm từ "no mobile phone phobia", miêu tả cảm giác lo lắng, sợ hãi khi không có điện thoại ở bên cạnh.

Theo một nghiên cứu trên tạp chí BioMed Central Tâm thần học, người mắc hội chứng này có biểu hiện "nghiện" điện thoại với các dấu hiệu: Lo âu, kích động, bất an, căng thẳng khi không được sử dụng, tiếp cận điện thoại. Bên cạnh các triệu chứng về mặt cảm xúc, người mắc hội chứng nomophobia cũng có những triệu chứng thể chất như tăng tiết mồ hôi, tim đập nhanh, khó thở, thở nông...

Ai cũng có nguy cơ gặp hội chứng nomophobia, tuy nhiên, trẻ tuổi teen (13-19 tuổi) là đối tượng dễ bị ảnh hưởng hơn cả. Chia sẻ với CNBC, bác sĩ, chuyên gia tâm lý học Blair Steel chia sẻ thêm, nguy cơ mắc hội chứng nomophobia tăng cao ở người vốn đã mắc rối loạn lo âu, tự ti, gặp khó khăn trong điều chỉnh cảm xúc, thiếu các mối quan hệ cá nhân.

Phụ thuộc quá mức vào điện thoại di động gây ra không ít phiền toái trong cuộc sống

Phụ thuộc quá mức vào điện thoại di động gây ra không ít phiền toái trong cuộc sống

Chuyên gia tâm lý học lâm sàng Michele Leno cho hay, nguyên nhân lớn nhất dẫn tới hội chứng này là do chúng ta ngày càng lệ thuộc vào điện thoại di động. Điện thoại thông minh gần như trở thành một chiếc máy tính thu nhỏ, được sử dụng để làm việc, học tập và kết nối với mọi người. Vì vậy, khi không thể dùng điện thoại, chúng ta có cảm giác lo lắng, bất an vì nghĩ rằng mình đang bỏ lỡ gì đó.

Mối quan hệ kém lành mạnh với chiếc điện thoại có thể ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống. Theo chuyên gia Leno, hội chứng nomophobia có thể làm giảm khả năng tập trung, gây xao nhãng khi bạn làm việc hoặc học tập.

Làm thế nào để cai nghiện điện thoại?

Giảm dần thời gian sử dụng điện thoại để tham gia các hoạt động thư giãn như vẽ tranh, làm gốm

Giảm dần thời gian sử dụng điện thoại để tham gia các hoạt động thư giãn như vẽ tranh, làm gốm

Để kiểm soát và giảm thiểu ảnh hưởng của hội chứng nomophobia đến cuộc sống, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

- Trong thời gian rảnh rỗi, hãy tìm tới các biện pháp thư giãn không dùng tới điện thoại. Bạn cũng nên tìm các sở thích mới giúp bạn thư giãn và rời xa điện thoại.

- Dành ra 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày rời xa điện thoại, cân nhắc tắt nguồn điện thoại nếu cần thiết.

- Tập thói quen không sử dụng điện thoại khi không cần thiết: Để điện thoại ở nhà khi đi chợ, mua sắm nhanh gọn; Cất điện thoại sang một bên khi tham dự các sự kiện. Đeo đồng hồ để xem giờ thay vì dùng đồng hồ trên điện thoại. Dùng lịch hoặc sổ giấy, sổ lên kế hoạch để lên lịch cho các sự kiện quan trọng, thay vì dùng điện thoại.

- Tìm hiểu về hội chứng nomophobia để hiểu về các dấu hiệu cũng như yếu tố kích thích cơn lo âu, sợ hãi khi phải rời xa điện thoại.

- Dành thời gian thực hành chánh niệm, thiền định, tập thở để đối phó với chứng lo âu.

- Trong trường hợp nghiêm trọng, hãy tìm tới các cơ sở y tế, chuyên gia về tâm lý – tâm thần để được hỗ trợ.

 
Quỳnh Trang (Theo CNBC)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Văn hóa