Người bệnh đái tháo đường bị gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ phải làm sao?

Người mắc đái tháo đường có nguy cơ cao mắc kèm gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ

Chế độ ăn cho người bệnh suy thận và đái tháo đường

Tê bì, châm chích chân tay: Cẩn thận biến chứng đái tháo đường!

Chế độ dinh dưỡng giúp ngừa biến chứng cho người bệnh đái tháo đường

Người bệnh đái tháo đường nên và không nên ăn gì mỗi ngày?

Trả lời:

Chào bạn!

Bệnh đái tháo đường thường làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ. Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa đường thường kèm theo rối loạn chuyển hóa mỡ, làm tăng cholesterol “xấu” LDL (lipoprotein tỉ trọng thấp, low-density lipoprotein) và gây ra gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ.

Để điều trị gan nhiễm mỡ và máu nhiễm mỡ ở người bệnh đái tháo đường, mẹ bạn cần phối hợp nhiều biện pháp, bao gồm dùng thuốc và không dùng thuốc như sau:

1. Dùng thuốc theo đơn của bác sĩ

Ngoài các thuốc điều trị đái tháo đường dùng để kiểm soát đường huyết, bác sĩ có thể kê thêm một số thuốc giảm cholesterol “xấu” LDL như các thuốc thuộc nhóm statin (Simvastatin, Lovastatin, Atorvastatin), nhóm fibrat (Fenofibrate) hoặc Silymarin, Probucol…

2. Chế độ ăn uống

 

Bên cạnh việc hạn chế tinh bột (bún, cơm, xôi…) để không làm tăng cao đường huyết, người bệnh đái tháo đường mắc kèm gan nhiễm mỡ cần hạn chế lượng chất béo trong các bữa ăn, đồng thời cần lựa chọn nguồn chất béo có lợi.

Các nguồn chất béo từ mỡ động vật, đồ ăn chiên rán nhiều lần, đồ ăn chế biến sẵn, nội tạng động vật… chứa rất nhiều cholesterol “xấu” LDL không tốt cho tình trạng gan nhiễm mỡ. Thay vào đó, mẹ bạn nên bổ sung chất béo lành mạnh từ các thực phẩm như dầu thực vật, quả bơ, óc chó, các loại đậu…

3. Vận động

Vận động đều đặn, thường xuyên sẽ giúp tăng cường chuyển hóa cholesterol “xấu” LDL thành cholesterol “tốt” HDL (lipoprotein tỉ trọng cao, high-density lipoprotein), từ đó cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ. Mẹ bạn nên duy trì thói quen tập thể dục ít nhất 5 ngày/tuần, mỗi ngày khoảng 30 phút. Bác có thể tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, làm vườn, leo cầu thang, hoặc các bài tập tốn nhiều sức hơn như tập aerobic, chạy bộ… tùy theo khả năng và sở thích.

4. Sử dụng thêm thảo dược hỗ trợ

Một số thảo dược như câu kỷ tử, nhàu, hoài sơn, mạch môn đã được nghiên cứu lâm sàng cho thấy có khả năng giúp hỗ trợ giảm gan nhiễm mỡ, giảm cholesterol “xấu” LDL ở người bệnh đái tháo đường. Ứng dụng nghiên cứu đó, hiện nay trên thị trường đã có sản phẩm bào chế dưới dạng viên, vừa thuận tiện khi sử dụng, vừa có tác dụng hỗ trợ hiệu quả hơn cho người bệnh.

Chúc gia đình bạn sức khỏe!

Dược sĩ Lê Giang

 

TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Mạch môn, Câu kỷ tử, Hoài sơn, Nhàu với hoạt chất Alpha lipoic acid, TPBVSK Hộ Tạng Đường là giải pháp hỗ trợ chuyên biệt cho biến chứng đái tháo đường, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm cholesterol máu.

Sản phẩm được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.

Ho-Tang-Duong

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0981 238 218 - 0243 775 9865

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị