- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
- Ổn định đường huyết
Nhiều người bệnh đái tháo đường cũng đồng thời bị suy thận do đường huyết tăng cao
Người bệnh đái tháo đường nên và không nên ăn gì mỗi ngày?
Người bệnh đái tháo đường phải làm gì khi bị hạ đường huyết cấp?
Người bệnh cần biết gì về đái tháo đường biến chứng qua mắt?
Người bệnh đái tháo đường nên ăn trái cây thế nào mới tốt?
Với người bệnh đái tháo đường và suy thận, việc có chế độ ăn uống phù hợp là rất quan trọng để giúp cơ thể hoạt động được một cách tốt nhất. Tuy nhiên, việc nắm được thực đơn cho người bệnh suy thận và đái tháo đường cụ thể như thế nào, thực phẩm nào bạn nên ăn hoặc cần hạn chế có thể là một thách thức lớn.
Trên thực tế, chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường và người bị suy thận có thể bao gồm nhiều thực phẩm giống nhau, nhưng cũng có một số khác biệt quan trọng mà bạn cần chú ý.
Chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường
Nhìn chung, chế độ ăn uống lành mạnh cho người bệnh đái tháo đường có thể bao gồm các yếu tố sau: Ăn nhiều trái cây, rau củ, thực phẩm giàu chất béo lành mạnh và thịt nạc; Ăn ít muối, đường và thực phẩm chứa nhiều carbohydrate tinh chế, thực phẩm chế biến sẵn.
Tùy thuộc và độ tuổi, mức độ hoạt động và các loại thuốc bạn đang sử dụng mà các bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng có thể đưa ra mục tiêu carbohydrate cho phù hợp với từng người.
Việc có chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giữ ổn định đường huyết trong ngưỡng mục tiêu, từ đó giúp ngăn ngừa tổn thương thận do đường huyết tăng cao gây ra.
Chế độ ăn cho người bị suy thận
Chế độ ăn cụ thể cho người bị suy thận có thể phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, cũng như bạn đã phải chạy thận hay chưa. Tuy nhiên, nhìn chung, người bị suy thận có thể cần lưu ý một số điều sau để bảo vệ thận tốt hơn:
- Ăn ít muối/natri: Điều này quan trọng với cả người bệnh đái tháo đường, cũng như với người bị suy thận, bệnh thận mạn tính. Theo thời gian, thận sẽ mất dần khả năng kiểm soát cân bằng natri - nước. Do đó, việc giảm lượng natri trong chế độ ăn uống thường ngày sẽ giúp làm giảm huyết áp, giảm tích tụ dịch lỏng trong cơ thể. Đây đều là những vấn đề thường gặp ở người bị suy thận.
- Nên ăn các thực phẩm tươi sống, tự chế biến thức ăn tại nhà thay vì ăn hàng, ăn các thực phẩm đóng gói, thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều natri. Nếu chọn mua thực phẩm đóng gói, bạn nên chọn loại chứa ít natri (≤ 5%) trên nhãn sản phẩm.
- Thay vì dùng muối để nêm nếm thức ăn, bạn nên thử dùng các loại thảo mộc, gia vị, mù tạt hay giấm theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
- Tùy thuộc vào giai đoạn suy thận mà bạn có thể cần giảm lượng kali, phospho và protein trong chế độ ăn uống thường ngày. Do đó, nhiều loại thực phẩm dù là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh nhưng có thể không phù hợp với chế độ ăn cho người bị suy thận.
Cụ thể, phospho là một khoáng chất có vai trò giúp giữ cho xương chắc khỏe khi cung cấp một lượng vừa đủ. Tuy nhiên, người bị suy thận sẽ không thể loại bỏ được hết lượng phospho dư thừa trong máu. Điều này lại có thể khiến xương yếu đi, làm tổn thương mạch máu, mắt và trái tim. Các thực phẩm giàu phospho người bị suy thận cần tránh bao gồm thịt, sản phẩm từ sữa, các loại đậu, các loại hạt, bánh mì đen (bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt), nước có gas sẫm màu, thực phẩm đóng gói…
Với hàm lượng kali trong cơ thể, việc duy trì ở mức phù hợp có thể giúp hệ thần kinh và cơ bắp hoạt động tốt. Tuy nhiên, với người bị suy thận, lượng kali tích tụ cao trong máu có thể gây ra các vấn đề tim mạch nghiêm trọng. Đây là lý do người bị suy thận có thể cần hạn chế một số thực phẩm như cam, khoai tây, cà chua, bánh mì đen… Táo, cà rốt và bánh mì trắng là những thực phẩm có hàm lượng kali thấp hơn.
Người bị suy thận cũng cần lưu ý ăn các thực phẩm giàu protein ở lượng vừa phải. Theo đó, ăn quá nhiều protein có thể khiến thận phải làm việc vất vả hơn, từ đó khiến tình trạng suy thận trầm trọng hơn, nhưng ăn quá ít protein cũng không tốt cho sức khỏe.
Gợi ý thực đơn cho người bệnh đái tháo đường bị suy thận
Dưới đây là một vài ví dụ về các thực phẩm người mắc cả bệnh đái tháo đường và suy thận có thể ăn:
- Trái cây: Nên ăn các loại quả mọng, nho, cherry, táo, mận.
- Rau: Súp lơ trắng, hành tây, cà tím, củ cải.
- Thực phẩm giàu protein: Nên chọn thịt nạc (thịt gia cầm và cá), trứng, hải sản.
- Thực phẩm giàu carbohydrate: Bánh mì trắng, mì ống, bánh quy giòn không muối.
- Đồ uống: Nước lọc, trà không đường.
Đây là một ví dụ về cách chế độ ăn cho người bị suy thận và chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường có thể kết hợp với nhau: Nếu bạn thường uống nước cam để cải thiện tình trạng hạ đường huyết, hãy chuyển sang uống nước ép táo hoặc nho ít kali, “thân thiện” hơn với thận.
Nhu cầu dinh dưỡng có thể thay đổi khi người bệnh phải chạy thận
Nếu phải chạy thận, người bệnh có thể cần ăn nhiều hơn, đặc biệt là các thực phẩm giàu protein. Tuy nhiên, cảm giác thèm ăn của bạn có thể thay đổi khi mùi vị các món ăn có xu hướng thay đổi.
Người đang phải chạy thận cũng có thể cần hạn chế lượng nước uống, theo dõi tình trạng tích nước tại mắt cá chân, chân, tay hoặc bụng giữa các đợt chạy thận.
Ngoài ra, lượng đường huyết của bạn cũng có thể tăng lên do các dung dịch dùng để lọc máu có hàm lượng đường glucose cao. Đây là lý do tại sao các bác sĩ sẽ theo dõi sát sao hơn cả về nhu cầu thuốc insulin, thuốc điều trị đái tháo đường, cũng như tới lượng thực phẩm giàu carbohydrate trong chế độ ăn uống của bạn.
Vi Bùi (Theo CDC Mỹ)
TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường
Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với hoạt chất Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm uy tín, được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn!
Tìm hiểu ngay về TPBVSK Hộ Tạng Đường TẠI ĐÂY.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A Ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.
SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn