Người bệnh tăng huyết áp có nên bổ sung kali?

Tăng huyết áp có thể gây nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm

Muốn bổ sung kali? Hãy ăn những thực phẩm này!

Kali và calci có giúp giảm huyết áp?

Kali quan trọng thế nào đối với huyết áp khỏe mạnh?

Bổ sung kali giúp giảm nguy cơ đột quỵ sau mãn kinh

Tiến sỹ Deepak Bhatt - Bác sỹ tim mạch tại Đại học Harvard, Trưởng ban biên tập chuyên mục Harvard Heart Letter của trang tin Health.harvd, trả lời: 

Chào bạn!

Câu trả lời của tôi là không. Bạn không nên bổ sung kali khi bị tăng huyết áp trừ khi được bác sỹ kê đơn. Để cải thiện huyết áp, tốt hơn hết là bạn nên bổ sung kali từ thực phẩm thay vì kali từ các sản phẩm bổ sung. Nhiều loại trái cây và rau quả rất giàu kali như: Rau bina, khoai lang, dưa hấu, chuối và bơ... Chế độ ăn giàu kali giúp kiểm soát huyết áp và làm giảm nguy cơ đột quỵ. Những loại thực phẩm này cũng thường có lượng natri thấp và chứa các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe nên nó tốt cho người tăng huyết áp. 

Nhiều loại thuốc điều trị tăng huyết áp đặc biệt là các loại thuốc lợi tiểu có thể ảnh hưởng đến mức kali của bạn. Trong khi một số loại thuốc lợi tiểu có xu hướng hạ thấp mức kali thì một số loại khác lại làm tăng kali. Một số loại thuốc ức chế men chuyển chẳng hạn như như lisinopril (Prinvil, Zestril) hoặc ramipril (Altace), cũng có thể làm tăng nồng độ kali. 

Giữ kali trong mức bình thường có vai trò rất quan trọng bởi vì khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong chức năng của các dây thần kinh và cơ bắp (bao gồm cả cơ tim). Thận của bạn giúp điều chỉnh nồng độ kali trong máu. Tuy nhiên, tuổi tác, bệnh đái tháo đường, suy tim và một số tình trạng sức khỏe có thể làm suy giảm chức năng thận. Do đó, nồng độ kali có thể tăng cao và gây các vấn đề về nhịp tim nguy hiểm và thậm chí là ngừng tim.

Do mối nguy hiểm tiềm tàng của việc dư thừa kali nên FDA đã giới hạn bổ sung kali không kê đơn (bao gồm các loại vitamin và khoáng chất tổng hợp) ở mức dưới 100 miligram. Nếu bạn dùng thuốc lợi tiểu giữ kali thì nên tránh các chất thay thế muối và hạn chế thực phẩm có lượng kali cao. 

Tuy nhiên, nếu bạn dùng thuốc lợi tiểu làm giảm nồng độ kali trong cơ thể, chẳng hạn như hydrochlorothiazide hoặc furosemide, thì bác sỹ có thể kê toa cho bạn dùng thuốc giải phóng kéo dài (là dạng thuốc giải phóng dược chất từ từ), chứa 600 đến 750mgr khoáng chất kali. Nếu bạn dùng bất kỳ thuốc lợi tiểu hoặc thuốc ức chế men chuyển nào thì hãy tham khảo ý kiến bác sỹ xem có cần xét nghiệm định kỳ về chức năng kali và thận hay không?

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Gia Hân H+ (Theo Health.Harvard)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hỏi đáp Phòng bệnh & Điều trị