Chế độ dinh dưỡng thiếu calci, nguy cơ bị sỏi thận càng cao hơn
Kim tiền thảo: Thảo dược quý đẩy lùi sỏi thận
Ăn đậu phụ tẩm hành dễ mắc sỏi thận?
Sinh tố dưa chuột trị sỏi thận
"Đối phó" với sỏi thận - không khó!
PGS TS BS Vũ Lê Chuyên - Bệnh viện Bình Dân, cho biết:
Chào bạn!
Có nhiều loại sỏi thận khác nhau: Sỏi calci, sỏi uric, sỏi cystin... thường gặp nhất là sỏi calci. Vì đa số sỏi thận là sỏi calci nên nhiều người nghĩ rằng cần kiêng ăn hoàn toàn calci để tránh bị sỏi thận. Thực chất sự tạo thành sỏi thận là một quá trình phức tạp, do nhiều yếu tố gây ra chứ không phải chỉ là do bị dư thừa calci.
Nhiều người quan niệm rằng những sản phẩm giàu calci như sữa và các sản phẩm làm từ sữa có thể khiến bệnh nhân sỏi thận lâu khỏi và triệu chứng bệnh thêm trầm trọng. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn ngược lại. Nếu chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn thiếu calci, nguy cơ bị sỏi thận càng cao hơn bởi nếu kiêng quá mức sẽ gây ra mất cân bằng hấp thu calci, khiến cơ thể hấp thu nhiều oxalate từ ruột và sẽ tạo sỏi thận.
Trong đường tiêu hóa, calci liên kết với oxalate từ các nguồn thực phẩm, ngăn không cho nó xâm nhập vào máu và đường tiết niệu, nơi sỏi thận hình thành. Đối với những bệnh nhân đang điều trị sỏi thận, uống một cốc sữa hoặc ăn một cốc sữa chua hoặc các sản phẩm từ sữa khác có thể không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe.
Với người bị sỏi calci thì việc bổ sung calci (loại tổng hợp) sẽ phải hạn chế. Những người này nên bổ sung calci bằng chế độ ăn uống hàng ngày (calci tự nhiên). Người bị sỏi thận cần định kỳ kiểm tra lượng calci trong máu và siêu âm thận. Để chắc chắn về lượng calci cần bổ sung hàng ngày, bạn nên đưa mẹ đến gặp bác sỹ để được tư vấn trực tiếp.
Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh
Bình luận của bạn