Người từng mắc COVID-19 tiêm vaccine vào thời điểm nào?

Ngày 5/4, cả nước ghi nhận thêm gần 55.000 ca mắc COVID-19

Vaccine ngừa COVID-19 “made in Vietnam” vẫn đang chờ cấp phép

Sẽ đưa vaccine về đến Việt Nam sớm nhất để tiêm cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi

Cần làm gì để được cấp "hộ chiếu vaccine" COVID-19?

Lưu ý khi chăm sóc F0 là trẻ nhỏ

Bản tin phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế ngày 5/4 ghi nhận thêm gần 55.000 ca mắc COVID-19 tại 61 tỉnh, thành phố. Trong ngày, số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh nhiều gấp 6 lần số ca mắc với trên 303.000 trường hợp.

Tại Hội nghị trực tuyến của Thường trực Chính phủ sáng 5/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu mà các bộ, ngành, địa phương phải tập trung triển khai thực hiện trong quý II năm 2022. Theo đó, cần khẩn trương tiêm vaccine cho trẻ em từ 5-11 tuổi và tiêm vét với trẻ em từ 12-17 tuổi và các đối tượng chỉ định, sẵn sàng kịch bản để chủ động ứng phó với các làn sóng dịch có thể xảy ra.

Theo thống nhất của Bộ Y tế tại Hội nghị trực tuyến về triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người mắc COVID-19, trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi đã mắc COVID-19 sẽ tiêm vaccine phòng COVID-19 sau khi hồi phục ít nhất 3 tháng. Đối với các đối tượng trên 12 tuổi sẽ tiêm vaccine phòng COVID-19 sau khi hồi phục 3-6 tháng.

Theo báo Sức khỏe & Đời sống, tỉnh Quảng Ninh sẽ triển khai tiêm chủng theo nguyên tắc trẻ lớn tiêm trước, trẻ nhỏ tiêm sau. Tiêm đồng loạt tại tất cả các địa phương, cuốn chiếu theo từng cấp, khối lớp, từng lớp (tiêm lần lượt hết nhóm lớp thứ tự từ lớp 6 – lớp 5 – lớp 4 và đến học sinh 5 tuổi ở trường mầm non) trên địa bàn tỉnh.

BVĐK Trung ương Cần Thơ cấp cứu thành công bệnh nhi 14 tuổi bị tắc động mạch khoeo phải cấp và hội chứng dị tật tim bẩm sinh Eisenmenger. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mệt, khó thở, đau nhức chân phải, sờ chân thấy lạnh, động mạch khoeo chân phải không bắt được mạch. Sau 70 phút phẫu thuật, hiện bệnh nhi tỉnh, dấu hiệu sinh tồn ổn định. Gây mê hồi sức cho các phẫu thuật ngoài tim ở bệnh nhân có bệnh lý tim mạch kèm theo là thách thức đối với các bác sĩ gây mê hồi sức và các phẫu thuật viên, dù đã có những tiến bộ vượt bậc trong kỹ thuật gây mê hồi sức cũng như can thiệp và điều trị nội khoa tim mạch.

Những ngày gần đây, nhiều địa phương đã ghi nhận những vụ đuối nước thương tâm. Tại huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa), 5 học sinh lớp 6 bị mất tích trên sông Mộc Khê. Lực lượng chức năng Thanh Hóa đã tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 5 trong vụ đuối nước thương tâm. Theo báo Pháp Luật, Bênh viện Nhi Trung ương mới tiếp nhận bé trai 32 tháng tuổi (ở Nam Định) trong tình trạng li bì, trán, miệng mũi xuất tiết nhiều dịch, sưng nề vùng trán và mắt trái sau tai nạn đuối nước.

Để giảm thiểu tai nạn đuối nước cho trẻ đặc biệt khi mùa hè đang tới gần, cha mẹ cần nhắc trẻ không chơi đùa gần ao, hồ, sông suối, kênh rạch… những nơi tiềm ẩn rủi ro đuối nước.

 
Quỳnh Trang
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn