Nguy kịch vì khoái khẩu món tái, sống

Nhiễm ký sinh trùng vì ăn thực phẩm tái, sống

Chuột - "Sát thủ " gây nhiều bệnh truyền nhiễm

'Cảnh giác' với áp xe gan do ký sinh trùng

Thử máu tìm ký sinh trùng

Thu hồi thuốc Femicap trị ký sinh trùng

Nhập viện vì ăn đồ tái, sống

Khi đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai, anh T. trong tình trạng khắp cơ thể nổi những vệt ban đỏ hình lưỡi liềm, hình tròn khuyết và rất ngứa. ThS. Bùi Văn Khánh, người trực tiếp khám cho bệnh nhân cho biết, sau khi thăm khám, các bác sỹ chỉ định bệnh nhân làm các xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm đánh giá tình trạng nhiễm ký sinh trùng. Kết quả cho thấy, anh T. cùng lúc nhiễm ba loại ký sinh: Sán lá gan lớn, sán lá gan nhỏ và giun đũa chó.

Anh T. cho biết, anh rất ưa thích các món ăn tái, sống như: Gỏi cá, tiết canh kèm rau sống và đã ăn trong thời gian dài trước khi được phát hiện bệnh. “Dựa trên đặc điểm tiền sử thói quen sinh hoạt, đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mày đay mạn tính do ký sinh trùng”, bác sỹ Khánh cho biết.

Với trường hợp bệnh nhân T. bác sỹ đã chỉ định điều trị ký sinh trùng phối hợp với thuốc điều trị dị ứng. Sau 4 tuần, các triệu chứng đã hoàn toàn hết. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn cần tái khám theo hẹn 3 tháng và 6 tháng để kiểm tra lại tình trạng tái nhiễm ký sinh trùng.

Trước đó, vào tháng 6, Bệnh viện (BV) Nhiệt đới Trung ương Hà Nội cũng tiếp nhận bệnh nhân tên Đ. (ở Thái Thịnh, Hà Nội) trong tình trạng suy kiệt sức khỏe trầm trọng. Ông Đ. thường bị đau bụng, tiêu chảy, người luôn buồn nôn, có những đường ngoằn ngoèo xuất hiện dưới làn da và bị sụt 13kg. 

Sau khi thăm khám, các bác sỹ đã xác định ông Đ bị nhiễm ấu trùng giun lươn do khi làm việc ở quán hải sản thường dùng món hàu sống, tôm sống tái mù tạt.

Ở khu vực miền Nam, tình trạng người dân ăn thịt tái, sống gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng rất phổ biến.  Bác sỹ Nguyễn Hoàng Phú, Phó trưởng Khoa Nhiễm Việt Anh (BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM), cho biết: “Khoa thường tiếp nhận những trường hợp nhập viện do ăn đồ sống, côn trùng hay những sinh vật lạ. Thường gặp nhất là các trường hợp ăn thịt ốc, cá, các loại hải sản dạng tái hoặc còn sống”.

Theo bác sỹ Phú, triệu chứng lâm sàng của những bệnh nhân khi nhập viện thường là sốt, nôn ói, tay chân run, khó thở, nặng hơn có thể hôn mê sâu.

Thực phẩm tái sống tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh

Các chuyên gia nói gì

Từ xưa, ông bà ta đã dăn dạy: "Ăn chín, uống xôi". Ngày nay, cuộc sống đầy đủ có thể làm cho mỗi người đề cao tính ngon miệng, thỏa vị hơn là độ an toàn và dinh dưỡng của thực phẩm. Tuy nhiên, "khoái khẩu" ăn đồ tái, chín cần được từ bỏ vì những nguy hại của những "món ngon" này.

Theo BSCKII. Vũ Công Ánh - Phó trưởng Khoa Nội Tiêu hoá (Bệnh viện Nguyễn Trãi TP.HCM): "Do quy trình chăn nuôi và giết mổ gia súc cũng như vận chuyển và bảo quản thịt ở nước ta chưa đảm bảo vệ sinh nên khi dùng thịt bò tái hay sống có thể lây nhiễm một số bệnh như sán giải bò, sán lá gan".  

Nhận định về dinh dưỡng của các món ăn tái, sống (như bê tái, bò tái, gỏi cá, nem chua…), bác sỹ Lê Thị Hải - Giám đốc Trung tâm Tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết: “Nếu đảm bảo được nguồn thực phẩm sạch, không nhiễm khuẩn, giun sán thì những món ăn này hoàn toàn đảm bảo chất dinh dưỡng và tiêu hóa bình thường”.

Theo bác sỹ Hải, tại nhiều người trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn ăn sống rất nhiều thực phẩm như cá, tôm, mực, bạch tuộc mà không ảnh hưởng đến sức khỏe bởi họ đảm bảo được nguồn cung cấp thực phẩm đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, khi thưởng thức các món ăn này, người tiêu dùng không thể tránh khỏi nguy hiểm rình rập đến sức khỏe bởi nguồn cung cấp thực phẩm thiếu an toàn. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, mọi người không nên ăn những món tái, sống.

Lời khuyên của chuyên gia:
- Hạn chế và thận trọng khi sử dụng những thực phẩm tươi sống như: Rau sống, lẩu sống, bò tái, tiết canh, cá nướng, thịt nướng chưa chín kỹ.
- Nên ăn thực phẩm đã nấu chín để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nếu muốn ăn các món tái phải ngâm thức ăn vào giấm đậm đặc từ 5 tiếng trở lên.
- Chọn thực phẩm tươi sạch, ăn chín, uống sôi, ngâm kỹ, rửa sạch rau quả ăn sống, ăn ngay khi thức ăn vừa nấu xong; Bảo quản cận thận thức ăn đã nấu chín; Đun kỹ thức ăn trước khi dùng lại; Thức ăn sống, chín phải để riêng, không dùng chung dụng cụ chế biến
- Rửa tay trước khi chế biến và trước khi ăn
- Nơi chế biến thức ăn luôn khô sạch, không ăn thức ăn hôi, thiu, hỏng, chế biến thức ăn bằng nước sạch. 
Hoàng Thanh (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp