Xác định rõ nguyên nhân, bạn có thể phòng ngừa hiệu quả bệnh tim mạch
Khó thở khi ngủ - coi chừng mắc bệnh tim mạch
Ăn thì là giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch?
10 lợi ích của acid béo omega-3 bạn sẽ không muốn bỏ qua
Bổ sung vitamin C giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có hơn 17,9 triệu người trên toàn thế giới mắc các bệnh tim mạch. Các nhà khoa học đã xác định được chính xác 11 yếu tố có thể ảnh hưởng tới nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Tăng huyết áp.
- Nồng độ cholesterol “xấu” LDL trong máu cao.
- Nồng độ đường huyết cao.
- Có thói quen hút thuốc lá.
- Chỉ số khối cơ thể (chỉ số BMI) cao.
Chỉ số khối cơ thể cao có thể góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- Ô nhiễm không khí.
- Chế độ ăn uống kém lành mạnh.
- Suy giảm chức năng thận.
- Tiếp xúc với kim loại chì.
- Có thói quen uống rượu bia.
Trong số 11 yếu tố trên, một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Tim mạch châu Âu đã xác định được nguyên nhân chính gây bệnh tim mạch là chế độ ăn uống kém lành mạnh.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng chế độ ăn uống kém lành mạnh đóng vai trò lớn nhất trong việc thúc đẩy, làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ, căn bệnh có thể dẫn tới các cơn đau tim, đau thắt ngực.
TS.BS. Xinyao Liu, tác giả nghiên cứu chính nhận xét, chế độ ăn uống kém lành mạnh là nguyên nhân gây bệnh tim mạch có thể được phòng ngừa. Theo đó, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh hơn có thể giúp ngăn ngừa được 6 triệu ca tử vong do các bệnh tim mạch.
Để xác định tác động của từng yếu tố nguy cơ, các nhà khoa học đã ước tính tỷ lệ tử vong có thể được phòng ngừa khi loại bỏ bất kỳ rủi ro nào.
Kết quả cho thấy, thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh hơn có thể làm giảm 69% số ca tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ; Duy trì huyết áp ổn định có thể giảm 54% tỷ lệ tử vong; Duy trì nồng độ mỡ máu ổn định có thể làm giảm tỷ lệ tử vong tới gần 42%. Kết quả này đúng với cả các nước phát triển và đang phát triển.
Nên thay đổi chế độ ăn uống thế nào để phòng ngừa các bệnh tim mạch?
Cùng với việc hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn, các thực phẩm nhiều đường/muối, nhiều chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, TS.BS. Xinyao Liu khuyến khích ăn nhiều các loại rau củ, trái cây tươi, cá, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt. Chế độ ăn Địa Trung Hải là chế độ ăn tốt nhất đáp ứng đủ các yêu cầu này.
“Tốt hơn hết, bạn nên bổ sung từ 200 - 300mg acid béo omega-3 từ các loại hải sản mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn 200 - 300gr trái cây, 290 - 430gr rau củ, 16 - 25gr các loại hạt và 100 - 150gr ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày”, TS.BS. Xinyao Liu gợi ý.
Bình luận của bạn