Tại sao sau khi ăn lại bị đau lưng?

Đau lưng sau khi ăn có thể liên quan đến chế độ ăn uống hàng ngày của bạn

Đau lưng không đi lại được vì thoát vị đĩa đệm, phải làm sao?

“Bỏ túi” 4 bài tập giúp giảm đau lưng dưới hiệu quả

Bị đau lưng dưới có nên tập yoga không?

5 động tác giãn cơ ngực, tránh gù lưng

Nguyên nhân gây đau lưng sau khi ăn

Dị ứng và không dung nạp thực phẩm 

Bị dị dứng hoặc không dung nạp với một số loại thực phẩm có thể gây viêm dây thần kinh và kích hoạt các cơn đau lưng. 

Viêm túi mật do sỏi mật

Túi mật là một cơ quan nhỏ có hình quả lê, nằm ngay dưới gan. Nơi đây lưu trữ và giải phóng mật – chất lỏng giúp cơ thể tiêu hóa chất béo. Viêm túi mật thường xảy ra do viên sỏi mật lọt vào ống mật, gây tắc nghẽn dịch mật, viêm nhiễm và gây ra các cơn đau quặn bụng. Cơn đau có thể lan tới vai và lưng, thèm theo các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa, vàng da… 

Cơn đau do sỏi mật có thể lan tới vùng lưng

Khi người bị viêm túi mật ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, thịt đỏ, đồ ăn cay, uống đồ uống có cồn… sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng viêm gây đau.

Chứng ợ nóng

Đau lưng có thể trở nên trầm trọng hơn do chứng ợ nóng – tình trạng tiêu hóa đặc trưng bởi cảm giác nóng rát ở ngực. Một số thực phẩm có thể gây ra chứng ợ nóng sau khi ăn, như: Rượu, caffeine, chocolate, thức ăn cay, cà chua… Chứng ợ nóng nhiều hơn 2 lần/tuần có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Nhiễm trùng thận

Thận ở gần lưng nên có thể gây ra cơn đau nhói hoặc âm ỉ ở vùng thắt lưng

Nhiễm trùng thận có thể gây ra đau lưng kèm theo máu trong nước tiểu, đau khi đi tiểu, sốt, tăng nhu cầu đi tiểu… Các triệu chứng thường kéo dài cả ngày, một số người có thể nhận thấy chúng nghiêm trọng hơn sau khi ăn. Nếu bạn khi ngờ mình bị nhiễm trùng thận nên đi khám để ngăn ngừa biến chứng.

Tư thế ngồi xấu

Thủ phạm gây đau lưng cũng là do lưng ít được vận động, ngồi nhiều nhưng tư thế không đúng (cúi liên tục, vẹo lưng, gập lưng…). Hậu quả là các bắp thịt ở vùng lưng bị căng cứng, máu lưu thông kém… dẫn đến đau lưng. Người hay khom lưng trong bữa ăn có thể bị đau sau khi ăn.

Cách phòng tránh và giảm đau lưng sau khi ăn

Nếu bạn nhận thấy tình trạng đau lưng dai dẳng hoặc trầm trọng hơn theo thời gian thì nên nói chuyện với bác sỹ. Đặc biệt khi đau lưng đi kèm với các triệu chứng khác. Phương pháp điều trị đau lưng sau khi ăn phụ thuộc vào nguyên nhân và việc dùng thuốc phải tuân theo chỉ định của bác sỹ. Bên cạnh đó, các phương pháp khắc phục tình trạng đau lưng sau khi ăn phổ biến, bao gồm:

Thay đổi chế độ ăn uống

Nếu bạn nghĩ bạn đang bị dị ứng thực phẩm hoặc không dung nạp thực phẩm thì bạn có thể đi khám bác sỹ chuyên khoa. Đối với chứng dị ứng thực phẩm nghiêm trọng, bạn cần tránh hoàn toàn những thức ăn gây dị ứng (thường là sữa, trứng, cá, tôm cua, đậu phộng, đậu nành, các loại hạt và lúa mì...).

Hạn chế thực phẩm cay nóng để kiểm soát chứng ợ nóng và cơn đau lưng

Nếu bạn bị không dung nạp thực phẩm bạn nên hạn chế ăn loại thực phẩm đó. Chứng không dung nạp thực phẩm có thể liên quan đến nhiều loại thức ăn khác nhau, thường gặp nhất là bơ sữa, lúa mì, gluten, chất cồn và men.

Tập thể dục

Cải thiện tư thế đứng/ngồi giúp giảm căng cơ, giảm cảm giác khó chịu. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sỹ về các bài tập tăng cường các cơ ở lưng, chân... hoặc các bài tập vật lý trị liệu, massage, yoga để giúp giảm đau lưng. 

Phương pháp giảm đau khác

Trường hợp chưa tìm ra nguyên nhân gây đau lưng sau khi ăn, bạn hãy nên dành thời gian nghỉ ngơi (nhưng cũng tránh nằm quá nhiều), chườm đá, ngâm mình trong muối Epsom

Phạm Quỳnh H+ (Theo Medicalnewstoday)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa