Nếu trẻ bị ho lâu ngày cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sỹ để tìm nguyên nhân
Trẻ ho lâu ngày: “Thủ phạm” là thuốc xịt mũi hàng ngày
Con bị sổ mũi lâu hết là tại mẹ chăm sai cách
Xót xa khi thấy con cưng ho tới ngất lịm
Ho như thế nào mới phải đưa bé đi bác sỹ?
Nguyên nhân trẻ bị ho lâu ngày
Trẻ bị ho do cảm lạnh: Trẻ ho do cảm lạnh thường ho có đờm. Ngoài ra, khi bị cảm lạnh bé thường có những triệu chứng kèm theo như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt và có khi sốt nhẹ. Bệnh có thể kéo dài 7 – 10 ngày và sẽ có dấu hiệu giảm nhẹ từng ngày. Vì thế, mẹ không cần quá lo lắng mà nên giữ vùng mũi của bé thông thoáng bằng cách nhỏ nước muối sinh lý cho trẻ và dùng dụng cụ hút mũi để hút dịch đờm ra ngoài.
Trào ngược dạ dày, thực quản: Khi bị trào ngược dạ dày, thực quản bé cũng có thể bị ho. Ho do trào ngược dạ dày, thực quản thường là ho khan, khò khè, bé ho dai dẳng sau khi ăn xong hoặc khi bé nằm xuống. Ngoài ra, bé còn xuất hiện những triệu chứng như buồn nôn, ợ hơi hoặc đau bụng khi nuốt xong.
Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị ho
Viêm tiểu phế quản: Khi bị viêm tiểu phế quản, bé ho có đờm, khò khè và thường kéo theo hơi thở nhanh, nông và khó khăn. Đồng thời, có những triệu chứng của cảm lạnh như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi trong vòng một tuần. Sau đó, bé có dấu hiệu sốt trên 39 độ và thở khò khè. Mẹ cần đưa bé đi khám ngay nếu thấy bé có dấu hiệu ho, khó thở và không muốn ăn.
Dị ứng: Trẻ bị ho dị ứng thường ho thành cơn, nhất là lúc trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy, hay lúc chuyển tư thế, đang từ nằm sang ngồi hay ngược lại. Khác với ho do viêm nhiễm thường là trẻ hay sốt, có thể có đờm đục, đờm xanh, trẻ ho do kích ứng thời tiết thường sẽ có rất nhiều đờm nhưng là đờm trong, không sốt, khi xét nghiệm thì bạch cầu không tăng.
Trẻ có thể ho cả tháng vì dị ứng thời tiết
Bệnh hen suyễn: Khi mẹ thấy cơn ho của bé dai dẳng hơn 10 ngày kèm theo những tiếng rít khẽ và khò khè kèm theo việc bé thở nhanh, tiếng thở khô,… thì rất có thể bé đã bị hen suyễn. Lúc này, mẹ cần cho bé đi khám để có cách trị bệnh dứt điểm.
Ho gà ở trẻ:
Trẻ em chưa được tiêm chủng phòng ngừa căn bệnh này có khả năng bị nhiễm nhiều hơn. Khi bị ho gà, trẻ thường có dấu hiệu ho khan. Khi bé hít vào mạnh tạo nên âm thanh the thé như tiếng gà. Trước khi bị ho gà, trẻ có thể có triệu chứng của cảm lạnh nhưng không sốt. Ở trẻ sơ sinh, nếu bệnh chuyển biến nặng thì có thể gây co giật và ngưng thở.
Bình luận của bạn