Xót xa khi thấy con cưng ho tới ngất lịm

Phòng ngừa các bệnh đường hô hấp cho trẻ bằng chế độ ăn dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, giữ ấm cơ thể...

Ho như thế nào mới phải đưa bé đi bác sỹ?

Ho báo hiệu bệnh hô hấp nguy hiểm ở trẻ

Trẻ bị ho khi giao mùa, mẹ phải làm sao?

Bé bị ho, nôn trớ nhiều có phải do trào ngược dạ dày?

Dưới đây là 7 bệnh phổ biến có thể khiến trẻ bị ho mãi không dứt:

Bệnh hen suyễn

Nhận diện: Thở khò khè, khó thở, nặng ngực, ho tái đi tái lại, đặc biệt vào ban đêm. Ở trẻ em, có thể nghe thấy tiếng rít, khò khè khi bé thở ra.

Nguyên nhân: Có thể do tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên (bụi, lông thú nuôi, phấn hoa, khói thuốc lá, hóa chất), nhiễm trùng, nhiễm siêu vi đường hô hấp, không khí ô nhiễm, thay đổi thời tiết, xúc cảm quá mạnh, gắng sức...

Nếu không được phát hiện và xử lý sớm, bệnh có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: Xẹp phổi, nhiễm khuẩn phế quản, giãn phế nang đa tiểu thùy, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, tâm phế mạn tính, ngừng hô hấp kèm theo tổn thương não, suy hô hấp, thậm chí là tử vong.

Viêm tiểu phế quản

Nhận diện: Bắt đầu với các triệu chứng tương tự bị cảm lạnh thông thường là hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi trong vòng một tuần, sau đó có cơn sốt hơn 39 độ C, bé ngủ lịm đi và thở ra tiếng khò khè nhưng sau đó ho có đờm và thở khò khè. Ngoài ra còn có nhịp tim nhanh. Các triệu chứng của viêm tiểu phế quản thường kéo dài một hoặc hai tuần và sau đó biến mất.

Nguyên nhân: Thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi và trong những tháng mùa đông. Viêm tiểu phế quản xảy ra khi virus thâm nhập vào hệ thống hô hấp và đến các tiểu phế quản, ống nhỏ nhất của đường hô hấp từ phân nhánh ra khỏi hai ống thở chính (phế quản) trong phổi. Nhiễm virus làm cho phế quản bị sưng phù và bị viêm. Kết quả là, chất nhầy thu thập trong các đường hô hấp, có thể làm cho không khí lưu thông tự do qua phổi khó.

Các biến chứng của viêm tiểu phế quản nặng có thể bao gồm: Khó thở nặng lên, da tím tái do thiếu oxy, mất nước, mệt mỏi, suy hô hấp nặng…. 

Cảm lạnh

Nhận diện: Ho nhiều đờm, đờm loãng, có màu trắng dễ khạc, ít đặc dính, hơi thở không bị khô, không bị thở khò khè hay thở nhanh. Khi ho mặt trẻ thường hơi phù, sợ gió, rêu lưỡi trắng, trơn, vã mồ hôi, ngực đau, mệt mỏi, chân tay lạnh…

Nguyên nhân: Cảm lạnh (còn được gọi là viêm mũi họng, sổ mũi cấp) là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ở đường hô hấp trên nhưng chủ yếu ảnh hưởng mũi. Các triệu chứng gồm ho, đau họng, sổ mũi, hắt hơi và sốt thường tự hết trong vòng 7 - 10 ngày, cũng có thể triệu chứng kéo dài đến hết tuần thứ 3.

Các biến chứng thường gặp trong cảm lạnh ở trẻ em gồm: Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản và viêm phổi.

Xem tiếp để tìm hiều nguyên nhân khiến trẻ bị ho


Viêm tắc thanh quản ở trẻ

Nhận diện: Tiếng ho chát chúa, khô khốc, không có chất tiết và thường bắt đầu vào buổi đêm, đỡ hơn vào ban ngày. Bé có thể bị sốt nhẹ, mặt tím tái và tiếng thở rít.

Nguyên nhân: Bệnh có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng thường gặp vào mùa đông - xuân vì lúc này virus gây bệnh phát triển mạnh hơn. Các loại virus lây truyền qua dịch tiết hô hấp hoặc giọt nhỏ chất tiết trong không khí do ho, hắt hơi hoặc thở bắn ra. Bệnh hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi do đường thở nhỏ, dễ bị hẹp hơn khi viêm sưng.

Biến chứng: Khó thở nặng, viêm tai giữa, viêm phổi, thậm chí là tử vong…

Cảm cúm

Nhận diện: Ngứa hoặc đau họng, khản giọng, ho cả ngày lẫn đêm, xung huyết mắt, cơ thể đau nhức hoặc đau đầu nhẹ, hắt hơi, chảy nước mắt, thi thoảng thấy buồn nôn…

Nguyên nhân: Cảm cúm do virus gây ra, nhất là trong khoảng thời gian giao mùa và mùa Thu – Đông.

Biến chứng: Viêm tai giữa, thở khò khè, viêm xoang, các bệnh nhiễm trùng thứ cấp (viêm họng, viêm phổi, viêm thanh quản…).

Trào ngược dạ dày thực quản

Nhận diện: Ho khàn giọng, khò khè, lách cách đứt quãng và bé ho dai dẳng sau khi ăn xong. Cơn ho thậm chí trở nên tệ hơn khi bé nằm xuống. Trẻ thấy đầy bụng, ợ hơi, thậm chí nôn trớ.

Nguyên nhân: Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là hiện tượng các chất dịch dạ dày vượt qua lỗ tâm vị trào lên thực quản. Bệnh ngày càng trở lên phổ biến tuy nhiên việc nhận biết bệnh tương đối khó do dễ nhầm lẫn với các bệnh khác…

Biến chứng: Hẹp thực quản, viêm hệ thống hô hấp, Barrett thực quản, ung thư thực quản...

Ho gà

Nhận diện: Trước khi bị ho gà bé có triệu chứng của bệnh cảm lạnh nhưng không sốt. Tiếng ho khan, khô khốc và rất nhanh, có cảm giác như 25 lần ho trong một lần thở. Khi bé hít vào mạnh tạo nên âm thanh the thé như tiếng gà. Ho mệt có thể dẫn tới hiện tượng co giật và ngừng thở.

Nguyên nhân: Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính, hay xảy ra nhất trong mùa đông xuân và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Vi khuẩn lây nhiễm khiến cho cổ họng, khí quản và phổi của bé bị viêm gây nên bệnh. Trẻ em chưa được tiêm chủng phòng ngừa căn bệnh này có khả năng bị nhiễm nhiều hơn.

Biến chứng: Suy hô hấp, viêm phổi, xuất huyết kết mạc, thiếu oxy não, biến chứng viêm não, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp