Làm thế nào để nuôi dưỡng mối quan hệ tích cực giữa trẻ và thú cưng?

Trẻ yêu và tiếp xúc với động vật từ khi còn nhỏ là những đứa trẻ giàu lòng nhân ái, lòng vị tha, biết trân quý những điều xung quanh.

Mèo liệu có thông minh hơn chó?

Khoa học đã bắt đầu hướng đến chó, mèo như thế nào?

Podcast: Nuôi thú cưng cần đề phòng nhiễm giun đũa chó mèo

Con người có thực sự yêu thương thú cưng hơn đồng loại?

Những lợi ích của việc nuôi thú cưng đối với sự phát triển của trẻ em

Theo kết quả khảo sát của Bệnh viện Nhi CS Mott (Mỹ), có đến 2/3 tổng số gia đình có nuôi thú cưng. Theo đó, tỷ lệ lần lượt là 76% nuôi chó, 41% nuôi mèo, 24% nuôi cá, chim và bò sát, và 9% nuôi các loài động vật có vú nhỏ như thỏ và chuột lang. Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng, đa số phụ huynh nuôi thú cưng để giúp con mình có bạn chơi và học được tính trách nhiệm (63%). Một số khác lại cho rằng, việc nuôi thú cưng sẽ giúp con họ vui vẻ và có thêm niềm vui trong cuộc sống (57%).

Theo các chuyên gia, bên cạnh việc có thêm một bạn đồng hành, thú cưng còn mang lại nhiều lợi ích khác cho trẻ em như: rèn luyện tính trách nhiệm cao; cải thiện sức khoẻ tình cảm, tâm lý và thể chất; sự hài lòng trong các mối quan hệ; tình bạn; sự tôn trọng; lòng trung thành; tình yêu, sự đồng cảm và lòng trắc ẩn.

Cách giúp trẻ tiếp cận với thú cưng

Khi giúp trẻ lần đầu tiếp cận với thú cưng, điều quan trọng là phải luôn giám sát sự tương tác giữa chúng. Tuyệt đối không để trẻ nhỏ ở một mình với thú cưng bởi nhiều vật nuôi có thể cào hoặc cắn trẻ em, ngay cả khi không cố ý. Ngược lại, trẻ em có thể quá thô bạo hoặc sợ hãi và làm tổn thương vật nuôi nếu không có sự giám sát của người lớn.

Để đảm bảo an toàn, hãy yêu cầu bé ngồi cố định một chỗ và để thú cưng tự đến với chúng. Bạn cũng có thể bế thú cưng lên để bé có thể trò chuyện và vuốt ve. Ngoài ra, để khiến thú cưng có thiện cảm, bạn cũng có thể giúp bé cho chúng ăn thức ăn từ tay hoặc đặt xuống sàn, bát ăn chuyên dụng.

Cần quan sát thú cưng và bé để xem cả hai có phản ứng tương tác như thế nào. Nếu trẻ hoặc thú cưng có hành động quá hung hăng, thô bạo, hãy can thiệp và điều chỉnh ngay lập tức.

Nuôi thú cưng sẽ giúp bé dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động vui chơi cùng chúng, giảm thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử.

Nuôi thú cưng sẽ giúp bé dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động vui chơi cùng chúng, giảm thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử.

Mẹo giúp trẻ có trách nhiệm với vật nuôi

Một trong những cách tuyệt vời để khuyến khích bé có trách nhiệm là khen thưởng khi bé chăm sóc tốt thú cưng. Những lời động viên, phần thưởng nhỏ, hay thậm chí một chút tiền tiêu vặt phù hợp với lứa tuổi sẽ giúp bé hiểu được cách chăm sóc thú cưng đúng cách. Bạn có thể lập một bảng theo dõi công việc hàng ngày hoặc hàng tuần cho thú cưng, để bé dễ dàng nhìn thấy và đánh dấu khi hoàn thành nhiệm vụ. Điều này không chỉ giúp bé có động lực hơn mà còn là một cách nhắc nhở về trách nhiệm của mình. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần giúp bé nếu công việc chưa được hoàn thành.

Việc cho bé tham gia vào quá trình huấn luyện thú cưng cũng mang lại rất nhiều lợi ích. Đó là cơ hội để con thử thách bản thân, xây dựng sự tự tin khi đạt được thành công, và tận hưởng niềm vui khi gắn bó với một người bạn mới. Hãy khuyến khích bé học cách sử dụng các phương pháp huấn luyện tích cực và cùng bé làm việc với thú cưng.

Trên thực tế, dù chó là loài vật dễ huấn luyện, nhưng bạn cũng có thể huấn luyện mèo, cá, thỏ và nhiều loài vật khác nữa. Hãy tìm hiểu thêm về cách huấn luyện thú cưng của bạn và cùng bé tham gia để mối quan hệ giữa cả hai thêm gắn bó.

Cách nuôi dưỡng mối quan hệ tích cực giữa bé và thú cưng

Nếu bé cảm thấy an toàn và yêu thích thú cưng của mình, bé sẽ tự giác xây dựng một mối quan hệ thật tốt với chúng, Tuy nhiên, để đảm bảo rằng thú cưng cũng cảm thấy vậy, bạn cần lưu ý một số quy tắc sau:

- Tạo không gian riêng cho thú cưng: Cần đảm bảo thú cưng có một nơi an toàn để trốn khi chúng không muốn bị các bạn nhỏ làm phiền. Hãy dạy bé cách tôn trọng những không gian “riêng” này. Đó có thể là chuồng cún, nhà cây của mèo, nhà thỏ hoặc bất kỳ nơi trú ẩn nào phù hợp với ngôi nhà và loài thú cưng bạn đang chăm sóc.

- Đặt ra quy tắc tương tác: Hãy đặt ra những quy tắc cơ bản về cách bé tương tác với thú cưng, đồng thời giúp bé hiểu được các dấu hiệu cảnh báo và ngôn ngữ cơ thể của chúng. Trẻ em có thể không biết tiếng gầm gừ của chó hoặc tiếng “khè” của mèo có nghĩa là gì, vì vậy cha mẹ có nhiệm vụ giải thích những điều này trước khi chúng xảy ra.

- Dạy bé cách giao tiếp với thú cưng: Điều quan trọng là bạn cần tìm hiểu về ngôn ngữ cơ thể và các tín hiệu giao tiếp khác như tiếng ồn và hành vi thường ngày của thú cưng trước khi đưa chúng về nhà, từ đó có cơ sở để dạy bảo bé hiệu quả nhất.

 
Hà Chi (Theo The SprucePets)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn cùng nhà