Số lượng tiểu cầu trong máu dưới 150.000 tế bào/mL được coi là giảm tiểu cầu
Nên làm xét nghiệm nào để phát hiện sớm sốt xuất huyết?
7 quan niệm sai lầm về sốt xuất huyết
5 cách phòng tránh muỗi đốt cho trẻ để tránh bệnh sốt xuất huyết, sốt rét
Tại sao có thể mắc sốt xuất huyết đến 4 lần trong đời?
Tiểu cầu là các tế bào máu nhỏ được sản xuất trong tủy xương, là yếu tố quan trọng trong quá trình cầm máu. Giảm tiểu cầu là tình trạng thường gặp ở bệnh nhân sốt xuất huyết. Khi tiểu cầu giảm, cơ thể sẽ mất dần khả năng đông máu và chống lại nhiễm trùng, bệnh nhân có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới da, thậm chí có thể biến chứng tử vong.
Giảm tiểu cầu thường xảy ra vào ngày thứ 3 của bệnh sốt xuất huyết. Tùy theo mức độ nặng nhẹ, bác sỹ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cũng cần bổ sung vào chế độ ăn uống hàng ngày các loại thực phẩm dưới đây giúp tăng số lượng tiểu cầu tự nhiên, cải thiện hệ miễn dịch và giảm nguy cơ biến chứng:
Đu đủ: Cả quả và lá đu đủ đều được chứng minh là có tác dụng làm tăng số lượng tiểu cầu trong vòng vài ngày. Cụ thể, đu đủ có chứa nhiều thành phần có lợi làm tăng số lượng tiểu cầu, cải thiện hệ miễn dịch như vitamin A, folate, papain, kali, vitamin C và chất xơ. Để tăng số lượng tiểu cầu, bạn có thể ăn đu đủ chín hoặc uống nước ép đu đủ cùng với nước cốt chanh 2-3 lần/ngày. Hoặc nghiền nát lá đu đủ, ép lấy nước uống 2 lần/ngày (lá đu đủ uống khi còn tươi thường rất đắng vì có nhựa, nếu đem phơi khô rồi sắc nước uống sẽ đỡ đắng và dễ uống hơn nhiều).
Trái lựu rất phổ biến ở Việt Nam và có nhiều công dụng
Lựu: Lựu giàu các chất dinh dưỡng có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và tăng miễn dịch. Theo nghiên cứu, ăn lựu giúp tăng số lượng tiểu cầu trong máu một cách hiệu quả. Bạn có thể uống nước ép lựu hoặc thêm nó vào món salad, sinh tố.
Các loại rau lá xanh rất tốt cho những người cần tăng lượng tiểu cầu
Rau lá xanh: Là một nguồn vitamin K dồi dào, rau lá xanh có thể giúp tăng số lượng tiểu cầu trong máu của bạn. Đặc biệt, vitamin K có đặc tính chống viêm và rất cần thiết cho quá trình đông máu.
Bí ngô giúp thúc đẩy sự hình thành protein trong cơ thể
Bí ngô: Loại quả này giàu vitamin A – vitamin cần thiết cho sự hình thành protein trong cơ thể. Protein lành mạnh có thể giúp phân chia tế bào, tăng trưởng tế bào và tăng số lượng tiểu cầu trong máu. Bạn uống 1 nửa cốc nước ép bí ngô tươi (có thể cho thêm 1 thìa cà phê mật ong), uống ít nhất 2-3 lần/ngày.
Tỏi xưa nay luôn được xem là một loại thực phẩm có rất nhiều công dụng chữa bệnh
Tỏi: Các nghiên cứu chỉ ra, tỏi có chứa thromboxane A2 liên kết với tiểu cầu và làm tăng số lượng tiểu cầu. Bạn có thể sử dụng tỏi như một loại gia vị nấu ăn hàng ngày.
Nho khô: Nhờ hàm lượng sắt cao, nho giúp tăng số lượng tiểu cầu trong máu hiệu quả. Bạn có thể ăn loại trái cây sấy khô này như một món ăn vặt, hoặc trộn cùng với bột yến mạch, sữa chua.
Cà rốt rất tốt với những người bị sốt xuất huyết
Cà rốt: Ngoài khả năng cải thiện thị lực, cà rốt cũng là loại thực phẩm có lợi cho người bị sốt xuất huyết. Theo nghiên cứu, ăn cà rốt 2 lần/tuần, mỗi lần ăn 1 bát giúp tăng số lượng tiểu cầu trong máu, duy trì số lượng tiểu cầu ổn định. Bạn có thể uống nước ép cà rốt hoặc sử dụng cà rốt làm nguyên liệu trong món salad.
Dầu mè: Theo các nhà nghiên cứu, dầu mè có chứa chất béo không bão hòa đa và vitamin E giúp nó trở thành phương pháp vô cùng hữu ích để tăng số lượng tiểu cầu trong máu. Bạn có thể sử dụng dầu mè trong nấu ăn hàng ngày.
Không nên bỏ qua thịt nạc trong thực đơn cho những người bị giảm tiểu cầu
Protein nạc: Protein nạc là nguồn vitamin B12 và kẽm vô cùng dồi dào. Những chất dinh dưỡng này rất cần thiết để đảo ngược tình trạng giảm tiểu cầu, ngăn ngừa thiếu máu. Bạn có thể ăn các loại thực phẩm giàu protein nạc như thịt gà không da, thịt thăn heo, giăm bông... 3 ngày/tuần.
Bình luận của bạn