Sốt xuất huyết có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng ở trẻ nhỏ
Cách nhận biết bệnh sốt xuất huyết và hướng điều trị đúng đắn
Những lưu ý khi phun thuốc diệt muỗi phòng bệnh sốt xuất huyết
Vệ sinh nhà cửa thế nào để ngăn ngừa muỗi?
Làm sao phòng ngừa sốt xuất huyết tại nhà?
Dấu hiệu, triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em
Trẻ càng nhỏ tuổi, các triệu chứng sốt xuất huyết càng có xu hướng nghiêm trọng, thường xuất hiện vào khoảng ngày thứ 4 sau khi nhiễm bệnh. Cha mẹ nên chú ý tới các triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ dưới đây:
- Triệu chứng giống bệnh cúm, ví dụ như sốt cao, sổ mũi, ho và mệt mỏi.
- Thay đổi hành vi: Bé có thể trở nên kích động, cáu kỉnh hơn thường ngày. Trẻ nhỏ có thể khóc, có các cơn giận (tantrum) thường xuyên hơn. Bé cũng có thể tỏ ra chán ăn, thay đổi thói quen ngủ.
- Trẻ có thể thấy đau nhức cơ và khớp, đau hốc mắt, đau lưng, nhức đầu…
- Vấn đề tiêu hóa: Bé có thể kêu đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn/nôn mửa. Đặc biệt, nôn mửa có thể là dấu hiệu cảnh báo trẻ bị biến chứng do sốt xuất huyết, do đó cha mẹ nên chú ý hơn tới triệu chứng này.
Trẻ bị sốt xuất huyết có thể nổi phát ban, ngứa ngáy da
- Các vấn đề về da: Triệu chứng sốt xuất huyết phổ biến là phát ban trên da, ngứa da.
- Chảy máu: Trẻ mắc sốt xuất huyết có thể bị chảy máu cam, chảy máu lợi do virus làm chậm tốc độ đông máu, làm giảm số lượng tiểu cầu.
Ngoài ra, sốt xuất huyết nghiêm trọng còn có thể gây ra một số vấn đề như mất máu đột ngột, sốc do mất máu, huyết áp giảm mạnh, suy tạng… dẫn tới hôn mê. Do đó, cha mẹ nên đưa con đi khám nếu thấy trẻ sốt cao mãi không hạ, các triệu chứng (nôn mửa, đau đớn, chảy máu…) có xu hướng trở nặng hơn.
Lưu ý khi chăm trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà
- Cho bé ngủ, nghỉ ngơi nhiều hơn, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.
- Cha mẹ nên chú ý kiểm tra nước tiểu của bé. Nước tiểu nên có màu trong, nhạt màu vì đây là dấu hiệu bé đang được bổ sung đủ nước.
- Nếu vẫn đang cho bé bú sữa mẹ, hãy đảm bảo bạn không bỏ qua các cữ bú của bé. Sữa mẹ có nhiều dưỡng chất và có thể cung cấp đủ nước cho con.
Đối với trẻ lớn hơn, bạn nên cho bé uống nhiều nước hơn để bù nước, bù điện giải. Ngoài uống nước lọc, uống oresol, cha mẹ cũng có thể cho con uống nước dừa, nước cam/chanh… để bù nước cũng rất tốt.
- Trong trường hợp bé bị sốt cao, ngoài việc dùng paracetamol theo chỉ định của bác sỹ, cha mẹ cũng có thể giúp con hạ nhiệt bằng cách dùng khăn ấm để chườm đầu, đau tay/chân, lau người cho bé.
- Khi bị sốt xuất huyết, hạn chế dùng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc các loại thuốc tương tự có tác dụng giảm sưng. Các loại thuốc này có thể làm giảm số lượng tiểu cầu nhiều hơn nữa, do đó khiến trẻ mất máu nhiều hơn.
Trong trường hợp bé bị đau nhức cơ, khớp rất khó chịu, cha mẹ có thể hỏi ý kiến bác sỹ về việc cho bé dùng các thuốc giảm đau như acetaminophen. Không giống như ibuprofen, các loại thuốc này không làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu.
Bình luận của bạn