5 điều cha mẹ thường lầm tưởng khi con bị sốt

Cha mẹ thường lo lắng khi con mình bị sốt

Một vài lưu ý khi chăm trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị sốt cao?

Trẻ bị sốt và nổi mẩn đỏ có phải bị bệnh sởi?

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt, khi nào cần đi khám

Trẻ bị sốt virus: Triệu chứng điển hình bố mẹ cần biết

Lầm tưởng số 1: Nhiệt độ càng cao, bệnh càng nghiêm trọng

Sự thật: Nhiệt độ cao có thể là dấu hiệu bị bệnh nghiêm trọng ở thanh thiếu niên và người lớn, nhưng không phải lúc nào cũng đúng ở trẻ em từ 12 tuổi trở xuống.

Ngoài sốt cao cha mẹ cũng nên để ý đến các dấu hiệu khác của trẻ 

Do cơ chế hoạt động thân nhiệt của con trong những năm tháng đầu đời vẫn còn non nớt nên có nhiều điểm rất khác so với người lớn. Đó là lý do tại sao trẻ em có thể bị sốt cao do cảm lạnh đơn thuần trong khi người lớn thì không. Mẹ cần đặc biệt chú ý để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường và tránh tình trạng nhầm lẫn.

Lầm tưởng số 2: Đo nhiệt độ trực tràng mới có kết quả chính xác nhất

Sự thật: Việc đo nhiệt độ trực tràng không phải lúc nào cũng cần thiết. Các bác sĩ khuyên rằng nhiệt độ trực tràng là chính xác nhất nhưng cha mẹ cũng  thể do nhiệt độ ở miệng cho trẻ trên 4 tuổi, đo nhiệt độ ở tai cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Đo thân nhiệt ở nách  phương pháp ít chính xác nhất nhưng lại rất thuận tiện, đặc biệt  đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi.

Lầm tưởng số 3: Nhiệt kế đo tai và trán chính xác như nhiệt kế điện tử

Nhiệt kế điện tử thuận tiện sử dụng và đem lại kết quả chính xác

Sự thật: Nhiệt kế đo tai và nhiệt kế đo trán không chính như nhiệt kế điện tử. Các kết quả sau khi đo có thể bị lệch do nhiệt độ bên ngoài môi trường. Cha mẹ nên chuẩn bị nhiệt kế điện tử để thuận tiện và dễ sử dụng cho trẻ nhỏ.

Lầm tưởng 4: Nhiệt độ cơ thể bình thường duy nhất luôn là 37 độ C

Sự thật: 37 độ C là nhiệt độ bình thường được biết đến nhiều. Đây là nhiệt độ được lấy bằng miệng, tuy nhiên nhiệt độ ở dưới cánh tay có thể thấp hơn khoảng 1 độ C. Nhiệt độ trực tràng có thể cao hơn khoảng 1 độ C.

Nhiệt độ của cơ thể cũng thay đổi trong ngày do chu kỳ hormone. Trong khi nhiệt độ trực tràng giữ ở mức ổn định nhất, nhiệt độ ở nách và miệng sẽ thấp nhất vào buổi sáng và cao hơn khoảng 1 đến 2 độ C vào cuối buổi chiều và buổi tối.

Lầm tưởng số 5: Sốt cao sẽ gây co giật hại đến não

Sự thật: Co giật do sốt thường xảy ra ở trẻ 6 tháng đến 6 tuổi, với những con co giật đơn giản sẽ không để lại hậu quả gì, ngoại trừ những trẻ có nền động kinh thì sốt co giật có thể là một trong những triệu chứng khởi phát ban đầu.

Thông thường, những cơn sốt kéo dài dưới 5 ngày không có gì đáng lo ngại, đặc biệt nếu trẻ có biểu hiện khá bình thường như chơi, ăn và uống. Sẽ không sao nếu trẻ có vẻ hơi mệt mỏi. Trẻ nhỏ từ 3 tháng đến 3 tuổi có thể bị sốt lên đến 39,2 độ C. Đây thường là những dấu hiệu bình thường để chống chọi với bệnh tật. Tuy nhiên, cha mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu bất thường của con để xử lý kịp thời.

Nguyễn An H+ (Theo Health.clevelandclinic)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ