Vết loét trong khoang miệng dễ bị nhầm lẫn giữa nhiệt miệng và tổn thương khoang miệng
Xử lý nhiệt miệng bằng thảo dược
Nhiệt miệng nguy hiểm tới mức nào?
Vì sao bạn thường xuyên bị nhiệt miệng khi Hè về?
Bị nhiệt miệng chữa thế nào cho nhanh khỏi?
Thế nào là nhiệt miệng?
Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, nông, phát triển ở những mô mềm bên trong má, môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu của bạn. Nó còn được gọi là loét áp tơ (aphthous ulcer). Một vết nhiệt miệng nói chung thường hình tròn hoặc oval, màu trắng hoặc vàng ở giữa và đỏ ở viền xung quanh. Miệng của bạn có thể bị ngứa hoặc rát một chút trước khi vết loét hình thành trong miệng.
Có người mọc rất nhiều vết loét 1 lúc, thậm chí vết loét rất to có thể lên tới 1cm. Nhưng thông thường vết loét chỉ ở mức vài mm. Vét loét thường hình thành và biến mất trong khoảng từ 10 - 15 ngày. Đây là khoảng thời gian vô cùng khó khăn với người bệnh.
Không giống như mụn nước hay lở miệng (gây ra từ virus herpes), nhiệt miệng không bao giờ nằm bên ngoài miệng, và chúng hoàn toàn không lây lan. Tuy nhiên, chúng có thể gây đau nhức và sẽ càng đau khi ăn hoặc nói.
Những loại tổn thương khoang miệng dễ bị nhầm lẫn với nhiệt miệng
Nhiệt miệng thường dễ nhầm lẫn với các tổn thương khoang miệng khác
- Bệnh tưa lưỡi: Bệnh tưa lưỡi thường xuất hiện ở trẻ em. Biểu hiện nhận biết cơ bản của bệnh này là lưỡi nổi mảng trắng, có thể xuất hiện cả ở mép, niêm mạc miệng kèm theo các đường nứt nhỏ.
Loại nấm này phát triển rất nhanh chóng, ban đầu chỉ gồm 1 vài chấm nhỏ li ti, chỉ sau một thời gian ngắn đã lan ra cả lưỡi, đóng thành mảng, dần chuyển xuống cuống họng, nguy hiểm cho thanh quản và thanh môn.
- Bệnh chân tay miệng: Rất nhiều người nhầm lẫn nhiệt miệng với chân tay miệng. Khi xuất hiện những nốt đỏ trong miệng là nghĩ ngay đến bệnh chân tay miệng. Tuy nhiên điều đó chưa chắc đúng bởi thông thường trẻ sẽ có những biểu hiện liên hoàn khi bị chân tay miệng như: Miệng có vết loét, chân tay nổi mụn, ngứa và đau…
Thông thường căn bệnh này không nguy hiểm nhưng có một số trường hợp bị chân tay miệng do virus Enterp 71 có thể gây biến chứng phổi, não và tim. Còn lại nếu do virus Coxsakie 16 sẽ không có gì quá nguy hiểm, mụn sẩn sẽ biến mất sau 5 – 6 ngày.
- Ung thư khoang miệng: ung thư khoang miệng giai đoạn đầu ít có cảm giác đau rát, khó chịu hoặc đau rát mức độ nhỏ, bệnh nhân thường lầm tưởng là chứng nhiệt miệng nên chủ quan, không đi khám. Chỉ đến khi tổn thương lan tỏa, vết loét không liền và xuất hiện nhiều triệu chứng như khó ăn uống, khó nuốt, chảy máu, đau tai, có hạch ở cổ… thì các khối u khoang miệng đã quá lớn.
Bệnh nhân nên đến gặp bác sỹ chuyên khoa để khám nếu xuất hiện các dấu hiệu: Vết loét không lành sau 2 tuần; Tổn thương xơ cứng, chồi dạng bông cải trong miệng; Mảng trắng/đỏ/đen trong miệng, ổ nhổ răng không lành; Răng lung lay không rõ nguyên nhân; Trở ngại chức năng như khó nhai, khó nói, tăng tiết nước bọt.
Bình luận của bạn