Nhiều trẻ mắc tay chân miệng trở nặng, nguy cơ thiếu thuốc đặc trị

Theo các chuyên gia y tế, năm nay có thể là một mùa bệnh tay chân miệng căng thẳng tại TP.HCM

Tiêu điểm Sức khỏe+ ngày 3/6/2023

Làm gì với phỏng nước tay chân miệng ở trẻ em?

Chủ động phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ đơn giản và hiệu quả

Nhiều ca bệnh tay chân miệng trở nặng

Bộ Y tế cho biết, theo báo cáo của Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, trong 5 tháng đầu năm 2023, cả nước ghi nhận 8.995 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 3 trường hợp tử vong tại Đắk Lắk, Kiên Giang, Long An. Cụ thể, bệnh nhi 5 tuổi tại Kiên Giang đã tử vong sau 4 ngày phát hiện triệu chứng tay chân miệng.

Chiều 1/6, đại diện Sở Y tế TP HCM, cho biết xét nghiệm PCR bệnh phẩm ca tay chân miệng nặng, các bệnh viện ghi nhận chủng EnteroVirus (EV71) nguy hiểm tái xuất hiện. Đây là virus xuất hiện tại đợt bùng phát dịch tay chân miệng năm 2011.

Virus EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với các dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.

Theo Bộ Y tế, hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng và gây biến chứng nguy hiểm như viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên cần được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Bệnh xảy ra quanh năm và lây truyền theo đường tiêu hóa, nguyên nhân là do vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường yếu kém, đặc biệt là kỹ năng vệ sinh cho trẻ, chưa thực hiện rửa tay với xà phòng thường xuyên.

TP.HCM xin Bộ Y tế chi viện thuốc điều trị tay chân miệng

Trước tình hình dịch tay chân miệng phức tạp tại TP.HCM, Sở Y tế đã đã có văn bản báo cáo Bộ Y tế và Cục Quản lý Dược hỗ trợ cung ứng đủ thuốc điều trị, nhất là 2 loại thuốc Phenobarbital truyền tĩnh mạch, Gamma Globulin truyền tĩnh mạch. Thuốc truyền tĩnh mạch điều trị tay chân miệng khi bệnh nhi chuyển nặng đã cạn ở các bệnh viện nhi trên địa bàn.

Được biết, từ 2-3 năm trước, tình trạng khan hiếm thuốc này đã được cảnh báo, các bệnh viện đã san sẻ cho nhau để sử dụng. Hiện thuốc dạng uống nhưng không hiệu quả bằng thuốc dạng dịch truyền.

Thuốc Phenobarbital truyền tĩnh mạch là “đặc trị” dùng cho bệnh nhi mắc tay chân miệng từ độ 2B và chuyển nặng hơn. Thuốc này hiện thiếu không riêng ở Bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2 mà hầu như thiếu trên cả nước.

Th.BS Dư Tấn Quy - Trưởng khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho hay, dự báo từ các chuyên gia năm nay có thể là chu kỳ trở lại một mùa bệnh tay chân miệng căng thẳng.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin