- Chuyên đề:
- Bệnh tay chân miệng
- Nâng niu sức sống tự nhiên
Bênh tay chân miệng bệnh rất dễ lây lan nhanh chóng và bùng phát thành dịch
Nhận biết dấu hiệu bệnh tay chân miệng trở nặng
“Nóng” dịch tay chân miệng, cách phân biệt với sốt xuất huyết?
Dịch sốt xuất huyết, tay chân miệng gia tăng báo động tại TP.HCM
Bệnh tay chân miệng ở TP.HCM gia tăng, giám sát bệnh viêm gan "bí ẩn"
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là một bệnh lây do một nhóm virus đường ruột gây nên. Bệnh chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với nước miếng, phân, dịch bóng nước của trẻ bệnh, hoặc gián tiếp qua đồ chơi, vật dụng sử dụng chung với trẻ bệnh. Nếu người lớn không rửa sạch tay khi tiếp xúc, chăm sóc trẻ bệnh, có thể là trung gian truyền bệnh cho những trẻ khác.
Do đó nếu không biết cách phòng tránh bệnh tay chân miệng, bệnh rất dễ lây lan nhanh chóng và bùng phát thành dịch.
Bệnh được chia làm 4 giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn lại có những triệu chứng khác nhau gồm:
- Giai đoạn ủ bệnh: Thường diễn ra trong khoảng từ 3-7 ngày sau khi virus xâm nhập vào cơ thể trẻ và các dấu hiệu thường chưa xuất hiện.
- Giai đoạn khởi phát: Diễn ra trong khoảng từ 1-2 ngày với một số triệu chứng như trẻ bị đau họng, biếng ăn, sốt nhẹ, thường xuyên quấy khóc, có biểu hiện mệt mỏi và có thể bị tiêu chảy…
- Giai đoạn toàn phát: Thường kéo dài từ 3-10 ngày. Một số biểu hiện bệnh ở giai đoạn này là: Trẻ bị loét miệng, đau miệng, xuất hiện những nốt phát ban, lòng bàn tay bàn chân, mông, bỏ ăn, sốt nhẹ (nếu trẻ sốt cao mà không được điều trị sớm sẽ dễ gây biến chứng).
- Giai đoạn lui bệnh: Đây là giai đoạn trẻ được hồi phục hoàn toàn và không xuất hiện biến chứng. Thời gian lui bệnh thường diễn ra từ 3-5 ngày sau.
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ nhỏ
Để phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ, cha mẹ cần chú ý những điều sau:
Giữ vệ sinh cá nhân
Đây là phương pháp hiệu quả giúp phòng ngừa được bệnh tay chân miệng và nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác. Mẹ nên hướng dẫn trẻ vệ sinh tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Cha mẹ cũng cần rửa tay trước khi ăn, trước khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, sau khi chăm sóc trẻ (thay tã, dọn vệ sinh cho trẻ), khi bàn tay bị vấy bẩn, đặc biệt là sau khi chăm sóc, tiếp xúc với trẻ bệnh. Không nên cho trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân với người lớn chẳng hạn như khăn tắm, khăn mặt…
Giữ vệ sinh ăn uống
Khi nấu thức ăn cho trẻ, mẹ cần vệ sinh tay và dụng cụ nấu ăn sạch sẽ. Đảm bảo cho trẻ ăn chín uống sôi. Không nên cho trẻ mút tay hay bốc thức ăn, khử trùng thìa, bát trước khi cho trẻ ăn.
Thường xuyên vệ sinh không gian vui chơi và làm sạch đồ chơi của trẻ
Mẹ nên chú ý vệ sinh không gian vui chơi của trẻ, đặc biệt là những nơi mà trẻ hay tiếp xúc như mặt bàn, mặt ghế, sàn nhà. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên làm sạch đồ chơi của trẻ mỗi ngày. Không nên cho trẻ ngậm, mút đồ chơi.
Vệ sinh hàng ngày đồ chơi, vật dụng mà trẻ tiếp xúc, lau chùi sàn nhà, khu vực sinh hoạt của trẻ hàng ngày bằng nước và xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông dụng hoặc bằng dung dịch Chloramin B.
Đưa trẻ đi khám ngay ở các cơ sở y tế uy tín khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.
Phòng ngừa bệnh tay chân miệng hiệu quả bằng bộ đôi từ thảo dược
Hiện nay, nhiều người có xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược để phòng ngừa và cải thiện bệnh tay chân miệng an toàn, hiệu quả. Tiêu biểu là bộ đôi “trong uống - ngoài bôi” gồm cốm hòa tan và gel thảo dược chứa thành phần chính là nano bạc, kết hợp với dịch chiết neem, chitosan. Khả năng kháng khuẩn của nano bạc đã được các nhà khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nghiên cứu cho thấy, chỉ cần một lượng nano bạc rất nhỏ cỡ 1mg/L đã tiêu diệt được vô số vi sinh vật gây bệnh.
Để phòng ngừa bệnh tay chân miệng hiệu quả, giới chuyên gia khuyên người dùng nên lựa chọn sản phẩm của công ty uy tín, có thành phần đã được nghiên cứu, đã có nhiều người sử dụng cho kết quả tốt và được công nhận qua các giải thưởng lớn. Mà bộ đôi gồm cốm hòa tan và gel bôi ngoài da có thành phần chính nano bạc là một trong số rất ít sản phẩm thảo dược đáp ứng đầy đủ các tiêu chí trên.
Như vậy, để nói không với bệnh tay chân miệng, bên cạnh việc giữ vệ sinh sạch sẽ, bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, bạn hãy cho bé kết hợp sử dụng bộ đôi thảo dược “trong uống - ngoài bôi” được nhắc đến ở trên mỗi ngày.
Nguyễn An
Bộ đôi “trong uống - ngoài bôi” nhân đôi tác dụng cốm Subạc và gel Subạc
TPBVSK Cốm Subạc chứa thành phần: L-Lysine kết hợp với Cao lá Neem; Cao lá Xoài; Cao Bạch chỉ; Cao Nhọ nồi; Cao Tạo giác thích; Vitamin C; Kẽm gluconate; Kali iodid… hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giảm triệu chứng và làm lành vết thương. Sản phẩm dùng cho trẻ em và người lớn suy giảm sức đề kháng, có nguy cơ mắc các biểu hiện ngoài da do virus hay người bị viêm loét niêm mạc miệng do virus.
* Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Gel Subạc chứa thành phần chính là nano bạc kết hợp với chitosan, dịch chiết neem (xoan Ấn Độ) có tác dụng sát khuẩn, làm sạch, tiêu diệt tất cả các loại vi sinh vật gây bệnh trên da, an toàn với trẻ nhỏ, thân thiện với sức khỏe con người. Đồng thời, sản phẩm còn giúp tái tạo da, ngăn ngừa sẹo trong những trường hợp bị bỏng nhẹ, các vết thương do côn trùng cắn…
Sản phẩm Cốm Subạc được phân phối bởi Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu
Địa chỉ: 171 Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
Liên hệ: 024.38461530 - 028.62647169.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo cốm Subạc: 01329/2019/ATTP-XNQC
Sản phẩm gel Subạc được phân phối bởi Công ty TNHH Mỹ phẩm Spaphar.
Địa chỉ: 173 Chùa Láng, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội
Liên hệ: 024.37757240.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo gel Subạc: 17/2020/XNQCMP-YTHN
Bình luận của bạn