Viêm não vào mùa, phụ huynh cần làm gì để phòng bệnh cho con?

Viêm não Nhật Bản có tỷ lệ tử vong và di chứng cao với trẻ em

Chớm hè, cẩn trọng với bệnh viêm não Nhật Bản

Viêm não do sốt xuất huyết: Hiếm gặp nhưng nguy hiểm tính mạng

Không tiêm vaccine, trẻ nguy kịch vì viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản ở trẻ: Mẹ cần biết để cứu con

Triệu chứng của bệnh viêm não

Theo TS Bùi Hữu Nam - Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, tháng 5-8 hàng năm là giai đoạn thường ghi nhận sự gia tăng các bệnh lý viêm não, đặc biệt là viêm não Nhật Bản. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em từ 2 đến 8 tuổi, với tỷ lệ tử vong và di chứng cao ở trẻ nhỏ.

Đây là bệnh nguy hiểm do nhiều chủng virus gây nên, như nhóm Arbovirus lây truyền qua các loại côn trùng trung gian như muỗi, bọ chét, bọ ve. Trong nhóm này, nổi bật nhất là virus gây viêm não Nhật Bản.

Muỗi Culex là trung gian truyền virus viêm não Nhật Bản và nhiều bệnh nguy hiểm sang người

Muỗi Culex là trung gian truyền virus viêm não Nhật Bản và nhiều bệnh nguy hiểm sang người

Theo VOV.vn, không ít trẻ vì nhiều nguyên nhân có thể do bố mẹ chủ quan, không nhận biết các dấu hiệu sớm của bệnh lý viêm não nên tự ý mua thuốc điều trị, chậm trễ trong việc đưa con đi viện khám.

Biểu hiện sốt cao liên tục, nôn… do viêm não rất dễ nhầm lẫn với cúm, sốt virus, rối loạn tiêu hóa thông thường. Đợi đến khi trẻ có các biểu hiện điển hình như đau đầu dữ dội, sốt cao, co giật, việc điều trị lúc này khó có thể hạn chế các di chứng (vận động và thần kinh, hoặc hô hấp).

Biện pháp phòng bệnh viêm não

Tính từ đầu năm 2022 tới nay, cả nước đã phát hiện hơn 110 trường hợp bị viêm não, riêng trong tháng 6 đã ghi nhận 3 ca tử vong. Những di chứng của bệnh viêm não khiến người bệnh giảm khả năng giao tiếp, giảm hoặc mất khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Theo nguồn tin Zing News, TS Đỗ Thiện Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, nguyên nhân trẻ mắc bệnh, ở hầu hết trường hợp, là do phụ huynh quên lịch tiêm nhắc lại vaccine viêm não Nhật Bản cho con sau khi hoàn thành những mũi tiêm cơ bản lúc 2 tuổi.

Phụ huynh cần chủ động đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng viêm não

Phụ huynh cần chủ động đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng viêm não

Để chủ động phòng bệnh viêm não, các bác sỹ khuyên phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm đủ các loại vaccine phòng viêm não - viêm màng não đã có như vaccine (như viêm não Nhật Bản, vaccine phế cầu, vaccine 6 trong 1…). Sau thời gian ảnh hưởng của dịch COVID-19, phụ huynh nên chủ động rà soát các mũi tiêm vaccine con đã thực hiện và chủ động tiêm nhắc lại theo lịch.

Theo Trung tâm Tiêm chủng VNVC, vaccine 6 trong 1 (phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh viêm phổi – viêm màng não do HIB) được tiêm vào thời điểm trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi và tiêm nhắc vào lúc trẻ 16 - 18 tháng.

Chương trình Tiêm chủng mở rộng khuyến cáo, trẻ cần tiêm vaccine viêm não Nhật Bản mũi 1 lúc trẻ được 1 tuổi; Mũi 2 sau mũi 1 từ 1 - 2 tuần; Mũi 3 cách mũi 2 là 1 năm. Sau đó cứ 3 - 4 năm tiêm nhắc lại một lần cho đến khi trẻ đủ 15 tuổi.

Ngoài ra, trong mùa Hè, phụ huynh cần đặc biệt chú ý tới vấn đề vệ sinh nhà cửa, môi trường sống để loại bỏ các vector trung gian truyền bệnh nguy hiểm (như muỗi, bọ ve). Người lớn cần giúp trẻ duy trì thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Bữa ăn của các gia đình nên đảm bảo đủ chất và hợp vệ sinh, góp phần nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho con.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ