Cha mẹ cần cẩn trọng với nhiễm Adenovirus ở trẻ khi giao mùa

Bệnh do Adenovirus gây ra có thể bùng phát mạnh vào thời điểm giao mùa Xuân - Hè hoặc Thu - Đông

Làm rõ lý do thiếu vaccine sởi và DPT tiêm cho trẻ em

Giúp con bỏ tật ngoáy mũi thế nào?

Vì sao trẻ thường mắc bệnh đường tiêu hóa khi chuyển mùa?

Trẻ hay ốm vặt, làm thế nào để tăng đề kháng?

Adenovirus là gì?

Adenovirus là một nhóm virus thường gây ra các bệnh về đường hô hấp, ví dụ như cảm lạnh, viêm kết mạc (đau mắt đỏ), viêm thanh khí phế quản cấp, viêm phế quản hoặc viêm phổi… Ở trẻ em, Adenovirus thường gây các triệu chứng đường hô hấp và đường ruột.

Dưới đây là một vài điều về Adenovirus cha mẹ cần biết:

- Nhiễm Adenovirus có thể xảy ra với mọi lứa tuổi.

- Nhiễm Adenovirus có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong năm, nhưng thường xảy ra vào các thời điểm giao mùa như cuối Đông, mùa Xuân, đầu mùa Hè.

Nhiễm Adenovirus thường xảy ra vào các thời điểm giao mùa

Nhiễm Adenovirus thường xảy ra vào các thời điểm giao mùa

- Adenovirus gây triệu chứng đường tiêu hóa phổ biến hơn ở trẻ dưới 5 tuổi.

- Hầu hết trẻ em đều từng nhiễm một dạng Adenovirus khi tới năm 10 tuổi.

Adenovirus lây truyền như thế nào?

Có 2 con đường lây truyền Adenovirus phổ biến nhất:

- Lây truyền qua đường hô hấp: Adenovirus lây truyền qua đường giọt bắn, qua đường hô hấp giữa người với người, hoặc do sử dụng chung những vật dụng cá nhân với người bệnh. Theo đó, virus có thể tồn tại trong nhiều giờ trên các vật dụng như tay nắm cửa, bề mặt cứng, đồ chơi…

- Lây truyền qua đường tiêu hóa: Thường xảy ra do rửa tay không kỹ, hoặc do ăn phải thức ăn hoặc nước bị ô nhiễm.

Nhiễm Adenovirus gây ra các triệu chứng, biến chứng gì?

Hầu hết các trường hợp nhiễm Adenovirus đều nhẹ với ít triệu chứng. Bảng sau đây sẽ giúp cha mẹ nhận biết các triệu chứng phổ biến nhất khi trẻ nhiễm Adenovirus:

Triệu chứng đường hô hấp (các triệu chứng có thể phát triển từ 2 - 14 ngày sau khi tiếp xúc) Triệu chứng đường tiêu hóa (các triệu chứng có thể phát triển từ 1 - 2 ngày sau khi tiếp xúc); Các triệu chứng thường xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi và có thể kéo dài từ 1 - 2 tuần
Triệu chứng giống cảm lạnh: Sổ mũi Tiêu chảy
Đau họng Sốt
Sốt Đau bụng, có cảm giác trướng bụng
Ho nặng Nôn mửa
Sưng hạch bạch huyết  
Đau đầu  
Thấy khó chịu  
Đau mắt đỏ  

Do triệu chứng nhiễm Adenovirus khá tương đồng với nhiều vấn đề sức khỏe khác, cha mẹ nên chú ý theo dõi và đưa con đi khám nếu cần để được chuyên gia y tế tư vấn cụ thể hơn. Nguyên nhân là bởi trong một số trường hợp nghiêm trọng, nhiễm Adenovirus có thể gây ra một số biến chứng như sau:

- Dù hiến gặp nhưng bệnh viêm phổi do Adenovirus có thể phát triển thành bệnh phổi mạn tính.

- Trẻ có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn khi nhiễm Adenovirus.

- Có thể gây lồng ruột (thường xảy ra với trẻ nhỏ).

Điều trị Adenovirus thế nào?

Do là bệnh do virus gây ra, việc điều trị bằng thuốc kháng sinh sẽ không có hiệu quả. Thông thường, các bác sỹ sẽ tập trung vào việc điều trị triệu chứng, làm giảm các triệu chứng nhiễm Adenovirus cho trẻ.

Điều trị các triệu chứng đường hô hấp:

- Cho trẻ uống nhiều nước hơn, hoặc có thể truyền dịch qua đường tĩnh mạch để cung cấp chất lỏng và các chất điện giải cho trẻ.

- Thuốc giãn phế quản có thể được dùng để mở rộng đường thở (thường ở dạng khí dung hoặc qua ống hít).

- Thở oxy, thở máy… trong trường hợp nặng.

Điều trị các triệu chứng đường tiêu hóa:

- Uống bù nước (có thể là nước lọc, sữa mẹ/sữa công thức, oresol. Trong trường hợp mất nước nghiêm trọng, trẻ có thể cần nhập viện để truyền dịch qua đường tĩnh mạch.

Cha mẹ cần làm gì để ngăn ngừa nhiễm Adenovirus ở trẻ khi giao mùa?

 

Hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa có vaccine phòng ngừa Adenovirus, do đó cha mẹ cần chú ý thực hiện một số điều sau để phòng ngừa bệnh cho con:

- Ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời.

- Nên cho con bú sớm ngay sau khi sinh.

- Chế độ ăn của trẻ cần hợp lý, đủ các thành phần dinh dưỡng.

- Giữ gìn môi trường sống của trẻ sạch sẽ, thoáng mát, không có khói, bụi, khói thuốc lá.

- Vệ sinh mũi họng cho trẻ thường xuyên bằng cách nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý (với trẻ nhỏ), trẻ lớn hơn cho súc miệng với nước muối sinh lý.

- Vệ sinh thân thể, rửa tay thường xuyên, cho trẻ mặc quần áo phù hợp với nhiệt độ môi trường, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh.

- Cần cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài, tránh tiếp xúc với người đang bị ốm, nhiễm bệnh.

- Tiêm vaccine (phòng các bệnh khác) đầy đủ, đúng lịch theo chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Vi Bùi (Theo Chop.edu)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ