Nhận biết sớm nhồi máu cơ tim để phòng tránh và điều trị hiệu quả

Nguyên nhân chủ yếu gây nhồi máu cơ tim cấp là do xơ vữa động mạch vành.

Những điều cần biết về bệnh nhồi máu cơ tim cấp

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim hiện nay

Thiếu máu cơ tim không nên ăn gì tránh đau ngực, nhồi máu cơ tim?

Nhồi máu cơ tim thường xảy ra vào thời điểm nào?

Những dấu hiệu nhận biết cơn nhồi máu cơ tim

Triệu chứng nhồi máu cơ tim không giống nhau ở tất cả các bệnh nhân, mức độ biểu hiện tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh, liên quan trực tiếp đến vùng hoại tử của cơ tim.

Khi bị nhồi máu cơ tim cấp, người bệnh có thể nhận biết qua các dấu hiệu đặc trưng như cơn đau thắt ngực điển hình với triệu chứng đau như bóp nghẹt phía sau xương ức hoặc vùng trước tim, lan lên vai trái và mặt trong tay trái cho đến tận ngón đeo nhẫn và ngón út.

Cơn đau thường xuất hiện đột ngột, kéo dài hơn 20 phút. Đau có thể lan lên cổ, cằm, vai, sau lưng, tay phải, hoặc vùng thượng vị. Tuy nhiên, có trường hợp bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim mà không có hoặc ít cảm giác đau (hay gặp ở bệnh nhân sau mổ, người già, đái tháo đường hoặc tăng huyết áp).

Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như vã mồ hôi, khó thở, hồi hộp trống ngực, nôn hoặc buồn nôn, lú lẫn, tái nhợt da, lạnh đầu chi... phản ánh tình trạng tụt huyết áp hay trụy tim mạch.

Các biến chứng nguy hiểm

Biến chứng sớm

Suy tim: Thường gặp trong 2 tuần đầu sau nhồi máu cơ tim, nhất là trên những bệnh nhân đã từng bị nhồi máu cơ tim (nhồi máu cơ tim tái phát), hoặc có cơn đau thắt ngực kéo dài trước đó. Người bệnh có thể bị trụy mạch, với biểu hiện tụt huyết áp, mạch nhanh, yếu và vã mồ hôi. Khi suy tim trái cấp tính, sẽ xuất hiện cơn khó thở kịch phát, mạch nhanh, phù phổi cấp,..

 

Rối loạn nhịp tim: Thường gặp nhịp nhanh xoang, nếu nhịp nhanh nhiều và kéo dài thì có tiên lượng xấu. Ngoài ra còn hay gặp ngoại tâm thu, ít gặp hơn là rối loạn dẫn truyền nhĩ – thất hoặc cơn nhịp nhanh kịch phát, có thể gây tử vong nhanh chóng.

Tai biến do tắc mạch: Do hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu và dẫn đến đột quỵ. Gặp ở 20 – 40% trường hợp, thường xảy ra trong vòng 10 ngày đầu sau nhồi máu cơ tim.

Vỡ tim: Có 3 thể vỡ tim là vỡ thành tự do, vỡ vách liên thất và rách cơ nhú. Vỡ tim gặp ở 5 – 10% trường hợp, xảy ra chủ yếu ở tuần thứ hai sau nhồi máu cơ tim. Thường gặp ở thất trái làm tràn máu màng ngoài tim, gây tử vong đột ngột hoặc nhanh chóng do trụy tim mạch.

Tử vong đột ngột: Gặp trong 10% trường hợp. Thường là hậu quả của những thể nặng, nhất là ở tuần lễ đầu. Nguyên nhân tử vong đột ngột có thể do rung thất, cơn nhịp nhanh thất, vỡ tim, tắc mạch phổi lớn, trụy mạch nặng.

Biến chứng muộn

Biến chứng thứ phát của nhồi máu cơ tim là Hội chứng Dressler gặp ở 3 – 4% trường hợp, thường xuất hiện từ khoảng 1 – 4 tuần sau khi bệnh khởi phát, có biểu hiện lâm sàng là hội chứng viêm màng ngoài tim: đau ở sau xương ức, cảm giác đau tăng lên khi thở sâu, khi vận động, khi ho, giảm bớt khi ngồi hoặc cúi về đằng trước. Điều trị bằng Corticoid có thể khỏi nhanh, tuy nhiên hội chứng này dễ tái phát, làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người bệnh.

Đau thần kinh nhạy cảm: Với biểu hiện là các cơn đau ngực lan tỏa, có cường độ trung bình, cảm giác đau ê ẩm và nặng nề ở vùng trước tim. Thường gặp ở những người hay lo lắng, đồng thời bị suy nhược về cả thể lực và tâm thần. Liệu pháp tâm lý và các thuốc an thần thường có thể giải quyết được.

Đau kiểu thấp khớp: Còn gọi là viêm quanh khớp vai cánh tay hay hội chứng vai – bàn tay, thường gặp ở vai và tay trái. Đôi khi có thể chữa khỏi bằng các thuốc giảm đau thông thường. Một số trường hợp phải dùng Corticoid. Cần lưu ý tránh tiêm thuốc vào trong khớp, nhất là khi người bệnh đang dùng thuốc chống đông.

Nhồi máu cơ tim tái phát: Khi có dấu hiệu nhồi máu cơ tim tái phát với biểu hiện đau thắt ngực, cần phải được điều trị như nhồi máu cơ tim cấp.

Phình vách tim: Xảy ra ở 10-30% các trường hợp nhồi máu cơ tim. Người bệnh thường có các triệu chứng của suy tim, tắc mạch đại tuần hoàn, rối loạn nhịp thất.

Suy tim: Sau nhồi máu cơ tim, chức năng tim bị suy yếu dần và có thể tiến triển thành suy tim.

Làm thế nào để phòng tránh hoặc hỗ trợ điều trị nhồi máu cơ tim tại nhà?

Cần kêu gọi ngay sự hỗ trợ của người thân hoặc đội ngũ y tế khi có dấu hiệu của nhồi máu cơ tim

Cần kêu gọi ngay sự hỗ trợ của người thân hoặc đội ngũ y tế khi có dấu hiệu của nhồi máu cơ tim

Khi có dấu hiệu của nhồi máu cơ tim (đau thắt ngực, khó thở…), người bệnh không nên trì hoãn vì bất cứ lý do gì, phải đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trong tình huống người bệnh ở 1 mình, neo đơn hoặc cách trở địa lý phải bất động tại chỗ, không gắng sức và gọi điện thoại kêu gọi sự hỗ trợ của người thân hoặc hỗ trợ của y tế đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt.          

Các nghiên cứu cho thấy khi bạn thay đổi lối sống, giảm các yếu tố nguy cơ, thì các bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch sẽ có cuộc sống lâu dài hơn. Những  thay đổi sau có thể giúp bạn có trái tim mạnh khỏe hơn, phòng chống nhồi máu cơ tim hiệu quả hơn:

- Không hút thuốc lá

- Giữ cân nặng phù hợp

- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, giảm thức ăn có chất béo

- Tránh làm việc căng thẳng, stress.

- Tập thể dục đều đặn, hạn chế uống rượu bia

- Kiểm tra sức khỏe thường xuyên

Theo các chuyên gia tim mạch, người bệnh luôn chủ động đề phòng bệnh tái phát, vì sau cơn nhồi máu, khả năng tái phát cơn vẫn còn và vì nhồi máu chỉ là hậu quả, còn nguyên nhân gây bệnh thì vẫn tồn tại. Do vậy, để tránh tái phát, ngoài thay đổi những nếp sống không tốt, người bệnh còn phải dùng thuốc phòng thứ phát các bệnh tim mạch suốt đời, quản lý và kiểm soát tốt các bệnh lý gây ra nhồi máu cơ tim.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần kiểm soát cholesterol máu, vì rối loạn lipid máu hay cholesterol máu cao sẽ dễ khiến cho cholesterol tích tụ làm thu hẹp lòng mạch vành, đây là yếu tố thuận lợi gây nên nhồi máu cơ tim. Bên cạnh đó, kiểm soát huyết áp mục tiêu ở người tăng huyết áp để giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa và cục máu đông, tăng nguy cơ xuất hiện cơn nhồi máu cơ tim.

Ngoài các loại thuốc Tây y, người bệnh cũng có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để sử dụng thêm một số loại thảo dược có tác dụng tốt cho tim mạch. Trong đó, Hoa hòe và Đan sâm là dược liệu được Đông y và y học hiện đại chứng minh có tác dụng tích cực với sức khỏe tim mạch. Đan sâm giúp làm giảm sự sản xuất fibrin nên có tác dụng hỗ trợ giảm sự hình thành cục máu đông và làm tan huyết khối, dự phòng nhồi máu cơ tim. Hoa hòe chứa Rutin - 1 dạng vitamin P giúp hạ huyết áp, giảm mỡ máu và giúp làm bền thành mạch máu, từ đó tăng lưu lượng tuần hoàn máu, tốt não khỏe tim.

Công thức kết hợp Hoa hòe, Đan sâm với Immunesoyz - emzyme chiết xuất từ đậu tương lên men đã được chứng minh hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành mảng xơ vữa trong Dự án chương trình quốc gia số CNC.02.DAPT/13. Vì thế, đây là lựa chọn sáng suốt giúp đối tượng có nguy cơ cao phòng ngừa xơ vữa mạch máu và nhồi máu cơ tim ngay từ sớm.

Hiệp Nguyễn

 

Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Minh Thông Vương Newsản phẩm của Dự án thuộc Chương trình Quốc gia số CNC.02.DAPT/13

Sản phẩm đã được cấp Chứng chỉ Công nhận Sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên bởi Hội Khoa học Các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS) và Viện Đánh giá và Công nhận Quốc tế (IAI).

CÔNG DỤNG:

Hỗ trợ giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, tăng lưu lượng tuần hoàn máu não, tăng sức khỏe tim mạch. Hỗ trợ giảm các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn máu não và tuần hoàn ngoại vi như: đau đầu, cảm giác nặng đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, tê bì nhức mỏi chân tay

ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG:

– Người huyết áp cao, người mỡ máu cao, người có bệnh lý tim mạch

– Người suy giảm tuần hoàn máu, thiếu máu não, người hoạt động trí não nhiều.

* Khuyến cáo: Không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em, người đang bị xuất huyết, người chuẩn bị phẫu thuật. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng sản phẩm cho người rối loạn đông máu, người đang dùng thuốc chống đông máu, tai biến mạch máu não thể xuất huyết, người sau phẫu thuật, người sau chấn thương sọ não.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

– Uống 4 viên/ngày, chia 2 lần.

– Nên uống trước bữa ăn 30 phút. Uống nguyên viên, không nghiền nát hoặc nhai.

– Nên sử dụng liên tục 1 đợt từ 1-3 tháng để có kết quả tốt.

Chú ý:

– Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc

Không dùng cho người bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm

Số XNCB là: 12449/2019/ĐKSP

Số XNQC là: 1475/2020/XNQC-ATTP

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch