Những bài thuốc dân gian hay từ cây hàm ếch

Hàm ếch là một loại cỏ sống lâu năm, ưa mọc ở những nơi ẩm ướt (Ảnh: Nguồn Internet)

Những thực phẩm tốt cho người bệnh khớp

Chữa đau khớp tại nhà

Hoa mai trắng chữa đau khớp

Xoa dịu cơn đau khớp bằng thực phẩm

Mô tả về cây hàm ếch
Cây hàm ếch hay còn gọi là trầu nước, Đông y gọi là tam bạch thảo, đường biên ngẫu (Lĩnh nam thái dược lục). Cây hàm ếch có tên khoa học là Saururus sinensis Baill, thuộc họ lá giấp.
Cây hàm ếch là một loại cỏ sống lâu năm, ưa mọc ở những nơi ẩm ướt, cao 30 - 70cm, thân phía dưới mọc bò, phía trên đứng thẳng. Lá mọc so le, có cuống dài l - 3cm, phiến lá hình trứng, thon dài 5 -  12cm, rộng 2 - 6cm, phía dưới hình tim, phía ngọn lá nhọn. Trên lá nhìn rõ 5 gân, mép lá nguyên. Cụm hoa mọc thành bông, màu trắng, dài khoảng 14cm, trên một cuống nhẵn, dài 4 - 5cm. Mùa hoa vào tháng 4 - 6. Cây mọc dại ở ruộng trũng, nơi ẩm ướt và ven suối ở rừng, thường gặp nhiều ở các tỉnh phía Bắc. Thân hoặc lá được thu hái quanh năm làm dược liệu, tốt nhất là vào mùa hè thu, dùng tươi hoặc phơi khô.
Theo Y học cổ truyền, cây hàm ếch có vị ngọt, cay, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, giải độc, tiêu thũng. Dùng chữa sỏi bàng quang, viêm amidan, viêm đường tiết niệu, viêm thận cấp phù thũng, bạch đới, đau xương khớp, bí tiểu tiện, thủy thũng, phù thận, phụ nữ bạch đới, kinh nguyệt không đều, lỵ, tiêu hóa kém, mụn nhọt lở ngoài da, eczema. Thường dùng tươi và hái vào lúc cây đang ra hoa.
Một số bài thuốc từ cây hàm ếch và một số loại thảo dược thường dùng trong dân gian
Bài 1: Trị đau nhức xương khớp do thay đổi thời tiết
Cách làm: Thân hoặc lá cây hàm ếch 30gr, rửa sạch cho vào ấm đổ 500ml nước đun sôi, uống thay trà hàng ngày. Dùng một liệu trình/tuần.
Bài 2: Hỗ trợ điều trị sỏi bàng quang
Cách làm: Thân hoặc lá cây hàm ếch 20gr, dây tơ hồng xanh, bòng bong, kim tiền thảo, cỏ tháp bút, mỗi vị 15gr. Tất cả rửa sạch cho vào ấm, đổ 750ml nước, sắc còn 500ml, uống thay trà hàng ngày. Sắc uống liền trong 15 ngày.
Cây hàm ếch hỗ trợ điều trị bệnh sỏi bàng quang (Ảnh: Nguồn Internet)
Bài 3: Hỗ trợ điều trị khí hư bạch đới
Cách làm: Cây hàm ếch 60gr, thịt lợn nạc 70gr. Thịt lợn băm nhỏ, ướp xào cho vừa, thêm nước đun thành canh; Cây hàm ếch thái nhỏ cho vào nấu chín ăn cả cái lẫn nước. Cách ngày ăn một lần, dùng liền 10 lần.
Bài 4: Chữa chảy máu cam do nhiệt
Cách làm: Thân cây hàm ếch khô 15gr, rễ đỗ quyên 15gr, cho tất cả vào ấm, đổ 700ml nước sắc còn 250ml, chia 2 lần uống trong ngày. Uống liên tục trong 10 ngày.
Bài 5: Chữa mụn nhọt sưng tấy (khi chưa vỡ mủ)
Cách làm: Lá hàm ếch, rửa sạch  giã nhỏ đắp vào vêt tổn thương (sau khi đã rửa sạch, lau khô), sau đó băng lại, đắp 2 tiếng/lần, chia 3 lần/ngày, dùng liền trong 3 ngày.
Đỗ Ngoan H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất