Nghệ có đặc tính chống viêm rất có ích trong việc điều trị bệnh viêm khớp (Ảnh: Nguồn Internet)
Thiên niên kiện trị bệnh xương khớp
Choáng với thần dược chữa bệnh xương khớp
Phòng bệnh xương khớp cho người già
Phòng bệnh xương khớp lúc giao mùa
Bốn nhóm thảo dược chứa các hoạt chất tốt cho khớp
- Nhóm cây cỏ có tinh dầu tác dụng giảm đau và thư giãn gân cốt như: Lá lốt, thiên niên kiện, khương hoạt, độc hoạt, phòng phong, kinh giới, quế chi, tế tân, bạch chỉ, xuyên khung, ngũ gia bì…
- Nhóm cây cỏ có chứa saponosid có tác dụng kháng viêm mạnh gồm: Cỏ xước, ngưu tất, thổ phục linh, cốt toái bổ, tang ký sinh… Kết quả từ các công trình nghiên cứu cho thấy các hoạt chất này có tác dụng kháng viêm tương đương corticoid nhưng không gây tác dụng phụ.
- Nhóm cây cỏ có chứa flavonoid giúp giảm viêm, chống sưng, tăng cường chất keo trong khớp và còn có tác dụng chống oxy hóa tế bào như: Sài đất, kim ngân, các loại rau củ quả có màu sậm như anh đào, mận, nho, việt quất, dâu tằm...
- Nhóm vitamin A hoặc beta-carotene và vitamin C như: Đu đủ, dâu tây, cam, chanh, quýt, cà chua, khoai lang, cà rốt, tác dụng kháng viêm và tăng sức đề kháng cho cơ thể và đồng thời bổ sung calci mỗi ngày.
Các loại cây cỏ dân gian trị bệnh khớp
Các cây cỏ dân gian hay dùng để chữa đau khớp thường dễ tìm, rẻ tiền và dễ sử dụng. Theo các tài liệu ghi nhận, chúng không có độc tính và có nhiều tác dụng tốt cho người đau khớp. Đó là những loại thảo dược sau:
Cà gai leo: Dùng rễ, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô mỗi ngày 10 - 20gr dạng thuốc sắc. Tác dụng chữa phong thấp, đau nhức các đầu gân xương. Nhiều người hay dùng bài thuốc rượu chữa thấp khớp gồm: Lá lốt 800gr, cà gai leo 300gr, cỏ xước 300gr, thổ phục linh 300gr, quế chi 100gr, thiên niên kiện 300gr, tất cả phơi khô, tán nhỏ, ngâm trong 5 lít rượu trắng ngon trong 7 - 10 ngày, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 30ml.
Lá lốt: Dùng lá làm rau ăn và làm thuốc chữa tê thấp, đau lưng, tay chân tê dại, ngày 8 - 12gr, sắc riêng hoặc sắc chung với dây đau xương, cốt khí củ, rễ cỏ xước đồng lượng. Có thể nấu nước ngâm tay chân cho người hay bị đổ mồ hôi tay chân.
Cỏ xước (còn gọi là ngưu tất nam): Dùng cả cây và rễ, cây có chứa nhiều saponin tác dụng chống viêm rất tốt. Mỗi ngày dùng 10 - 16gr dạng nước sắc chữa sưng khớp gối, đau nhức gân cốt, đau lưng.
Cỏ xước có chứa nhiều saponin tác dụng chống viêm rất tốt (Ảnh: Nguồn Internet)
Thổ phục linh: Dùng thân, rễ phơi khô, có tác dụng lợi gân cốt, kiện tỳ, giải độc, tiêu phù. Mỗi ngày dùng 10 - 12gr sắc uống hoặc phối hợp thành bài thuốc gồm thổ phục linh 20gr, thiên niên kiện, đương quy đều 8gr, bạch chỉ 6gr, cốt toái bổ 10gr, sắc uống hoặc ngâm rượu uống chữa phong thấp, gân xương đau nhức, tê buốt tay chân.
Dây đau xương: Dùng thân dây, 8 - 12gr trong ngày, sắc uống chữa bệnh tê thấp và đau nhức gân cốt, bồi bổ sức khoẻ. Có thể giã lá tươi trộn với rượu đắp lên các chỗ sưng đau.
Ké đầu ngựa: Dùng quả chín vàng khô. Quả có vị đắng, tính mát, tác dụng tán phong trừ thấp, ngày dùng 6 - 12gr dạng thuốc sắc chữa phong thấp, tay chân co rút, các khớp sưng đau.
Thiên niên kiện: Dùng thân rễ có mùi thơm, ngày dùng 10 - 12gr, sắc chung với các vị khác hoặc ở dạng ngâm rượu, tác dụng bổ gân cốt, chữa tay chân tê mỏi, đau nhức các xương khớp, người già nhức xương, ê ẩm mình mẩy.
Ngũ gia bì: Dùng vỏ thân hay vỏ rễ, dạng sắc hoặc ngâm rượu, chữa phong thấp, làm mạnh gân cốt, tăng lực.
Cây tầm ma: Là loại thảo dược thường xuyên được sử dụng để trị bệnh viêm khớp. Nước chiết xuất từ cây tầm ma có tác dụng giảm đau do viêm khớp xương gây ra. Hiện nay, trên thị trường cây tầm ma được triết xuất ở dạng nước và dạng mỡ, vì vậy việc sử dụng rất dễ dàng. Trong một số trường hợp, việc sử dụng cây tầm ma có thể sẽ gây ra tác dụng phụ nhẹ như phát ban.
Nước chiết xuất từ cây tầm ma có tác dụng giảm đau do viêm khớp xương gây ra (Ảnh: Nguồn Internet)
Hai loại gia vị trị viêm khớp
- Gừng: Các chuyên gia y tế cho biết gừng có tác dụng rất lớn trong việc làm giảm các cơn đau, vì vậy nó cũng có tác dụng tuyệt vời trong việc giúp bạn loại bỏ các cơn đau của chứng viêm khớp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp gừng có thể gây ra hiện tượng đầy hơi, ợ hơi và buồn nôn.
- Nghệ: Nghệ có đặc tính chống viêm được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh viêm khớp. Nếu bạn không thích uống thuốc, thì việc sử dụng nghệ trong những bữa ăn hàng ngày cũng là cách hiệu quả giúp hạn chế những cơn đau do viêm khớp gây ra.
Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng nghệ có thể gây ra hiện tượng như rối loạn dạ dày hay làm trầm trọng hơn các vết loét. Đặc biệt khi bạn đang có vấn đề liên quan đến túi mật thì tốt nhất không nên sử dụng loại thảo dược này, bởi chúng rất có thể làm tình trạng bệnh liên quan đến túi mật thêm trầm trọng hơn.
Để đơn giản và an toàn, bạn có thể sử dụng một số sản phẩm thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp, đau khớp. Trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, cũng nên hỏi ý kiến của dược sỹ, chuyên gia.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp
Bình luận của bạn