Dù chưa muốn có con ngay, nam giới vẫn nên lưu tâm đến chuyện "duy trì nòi giống"
Những biểu hiện ở “chú nhỏ”
Tổn thương không đau ở thân hay đầu dương vật: đây có thể là một hình thái của bệnh ung thư. Hoặc cũng có thể là biểu hiện của những u sùi, giang mai…
Sưng đau ở bìu: là triệu chứng của bệnh viêm mào hay xoắn tinh hoàn.
Tiết dịch màu vàng nhạt hay hơi xanh ở đầu dương vật: đây là dấu hiệu của bệnh lây truyền qua đường tình dục hay nhiễm khuẩn niêm mạc quy đầu, viêm niệu đạo.
Đi tiểu có cảm giác nóng rát: triệu chứng viêm bàng quang hay niêm mạc niệu đạo, viêm niệu đạo.
Toàn bộ quy đầu đau và sưng: có thể do nhiễm khuẩn quy đầu.
Tinh dịch có lẫn máu hoặc đau khi xuất tinh: khả năng bị viêm tiền liệt tuyến, viêm hay nhiễm khuẩn túi tinh.
Khi giao hợp có cảm giác đau: xuất phát từ nhiều nguyên nhân như dị ứng với phương tiện tránh thai (thuốc diệt tinh trùng, màng ngăn...), viêm tuyến tiền liệt, nhiễm khuẩn hay âm đạo khô.
Đau nhiều ở tinh hoàn mà không do chấn thương: có thể do viêm mào tinh hoàn thể nặng hoặc xoắn tinh hoàn, khiến bộ phận này không có máu đến nuôi dưỡng.
Một tinh hoàn có cục nhỏ, rắn, không đau: nên đề phòng ung thư tinh hoàn hoặc một tổn thương lành tính ở đường dẫn tinh.
Bìu sưng to và mềm ở một hay cả hai bên: có thể do giãn tĩnh mạch ở bìu.
Ngoài ra, nếu bạn bị căng thẳng, stress thì sẽ ảnh hưởng đến việc “xuất binh”, gây rối loạn cương dương.
Nếu thấy mình có một trong những biểu hiện trên thì đừng nên chủ quan mà hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp thời.
Dấu hiệu tại các bộ phận khác trên cơ thể
Bên cạnh
việc để ý quan sát những biểu hiện trực tiếp ở bộ phận “súng ống” thì bạn cũng
không nên coi thường những biểu hiện bất thường ở các bộ phận khác. Đó có thể
là một trong những hệ lụy mà chứng vô sinh đã gây ra. Khi thấy cơ thể mình có
những biểu hiện bất thường dưới đây, hãy bình tĩnh đến gặp bác sĩ chuyên khoa để
được tư vấn và thăm khám kịp thời:
- Thường
xuyên rụng tóc.
- Béo bụng và vùng vùng quanh bụng to ra nhanh.
- Da đột nhiên khô và nhăn nheo.
- Suy giảm sinh lực ở mức độ riêng biệt (suy giảm/ thiếu ham muốn chuyện phòng the)
- Tinh thần khủng hoảng, luôn có cảm giác lo lắng không yên.
- Dương vật khó hoặc không thể cương cứng.
- Ra nhiều mồ hôi và xuất hiện những vết đỏ nóng ran, cơ thể chuyển động thiếu linh hoạt.
Phải làm gì khi phát hiện các dấu hiệu "đáng ngờ"?
Để chẩn đoán vô sinh, người nam cần làm một số xét nghiệm kiểm tra tinh dịch. Trong trường hợp không có tinh trùng, các xét nghiệm sẽ nhằm vào việc xác định xem vì sao tinh hoàn không sản xuất tinh trùng (nhỏ, dị tật hay chưa chạy xuống), có phải là ống dẫn tinh bị nghẽn hay có viêm nhiễm, khuyết tật ở bộ phận sinh dục không.
Hiếm muộn
do nam hiện nay chiếm khoảng 40% nguyên nhân, nếu tính cả những trường hợp hiếm
muộn do cả vợ lẫn chồng thì nguyên nhân từ người chồng chịu trách nhiệm trong
hơn 50% trường hợp hiếm muộn.
Hiện nay, chỉ những người hoàn toàn không có tinh trùng mới phải từ bỏ hy vọng làm cha. Trong số đàn ông đến xét nghiệm tinh dịch, khoảng 8-10% không có tinh trùng. Một phần ba trong số họ có thể tìm thấy tinh trùng trong tinh hoàn. Nếu hoàn toàn không có gì, họ không có cách nào hơn là nhờ vào tinh dịch được hiến hoặc xin con nuôi.
Một số trường hợp tinh trùng chất lượng kém nhưng vẫn còn hy vọng thụ tinh, giới chuyên môn gọi là OATS (tinh trùng ít, không linh hoạt và bất bình thường). Một vài người trong số họ vẫn thụ tinh được theo cách tự nhiên nếu người vợ nhạy con và có sức khỏe tốt. Số còn lại phải nhờ vào khoa học.
Có thể kể đến các tác nhân làm tinh trùng ít và suy yếu: nóng nực vùng tinh hoàn thường xuyên, thừa cân, thuốc lá, tuổi tác hoặc giãn mạch của dây dẫn tinh dịch. Những nguyên nhân gây vô sinh và OATS có rất nhiều và không ngừng tăng lên. Đôi khi chỉ cần sửa chữa thói quen cuộc sống là có tinh dịch gần như bình thường, nghĩa là có khoảng 20 triệu tinh trùng trong 1 ml tinh dịch, một nửa trong số đó di động được và kích thước bình thường.
Bình luận của bạn