Những điểm mới khi Luật Khám bệnh, chữa bệnh đi vào thực tiễn

Một vài quy định mới giúp người dân dễ dàng tiếp cận dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh - Ảnh: Dân Trí

Dòng chảy Sức khoẻ+: Livestream bán thuốc qua mạng là hành vi phạm luật

Huy động người tham gia khám, chữa bệnh khi xảy ra thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh

Những điểm mới trong Luật đấu thầu sửa đổi 2023

Huy động người tham gia khám, chữa bệnh khi xảy ra thiên tai, thảm hoạ, dịch bệnh

Theo quy định mới, thời gian thực hành trong khám bệnh, chữa bệnh đã có thay đổi, trong đó rút ngắn thời gian thực hành đối với bác sĩ từ 18 tháng xuống còn 12 tháng, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y rút ngắn thời gian thực hành từ 9-12 tháng xuống còn 6-9 tháng, quy định cụ thể nội dung thực hành. Thủ tục cấp mới hồ sơ, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề đã được giảm bớt và đơn giản hoá.

Kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề được thực hiện từ 1/1/2027 đối với bác sĩ, từ 1/1/2028 đối với y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y. Hội đồng Y khoa Quốc gia là đơn vị chủ trì tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh; Đồng thời chủ trì phối hợp với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh và cơ quan, tổ chức khác có liên quan trong việc xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 bổ sung 3 chức danh hành nghề mới bao gồm: Dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện, tâm lý lâm sàng cùng quy định cụ thể về thực hành, điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp phép hành.

Trong giai đoạn từ khi Luật có hiệu lực đến thời điểm kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề, đối tượng thuộc diện cấp giấy phép hành nghề sẽ được cấp phép mà không phải qua kiểm tra đánh giá năng lực.  

Luật cũng mở rộng quy định, bổ sung một số loại hình cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mới như: Phòng khám bác sĩ y khoa, phòng khám y sĩ, phòng khám liên chuyên khoa, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình, cơ sở kính thuốc có thực hiện đo kiểm tra tật khúc xạ, cơ sở lọc máu…

Khám bệnh, chữa bệnh từ xa, khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo, khám bệnh, chữa bệnh lưu động đã được quy định cụ thể, đặc biệt quy định cụ thể điều kiện, danh mục bệnh được khám bệnh, chữa bệnh từ xa là một điểm mới trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã được cụ thể hoá.

Để tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ của người dân với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Nghị định số 96/2023/NĐ-CP đã thay đổi từ 4 tuyến chuyên môn thành 3 cấp chuyên môn: Khám bệnh, chữa bệnh ban đầu; Cơ bản; Chuyên sâu. Việc xếp cấp chuyên môn kỹ thuật không phụ thuộc vào cấp hành chính mà hoàn toàn căn cứ vào năng lực chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Một trong những nội dung đã được bổ sung vào Luật và Nghị định là vấn đề huy động, điều động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A và tình trạng khẩn cấp. Đây cũng là những quy định tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn đã xảy ra trong thực tiễn chống đại dịch COVID-19 trong những năm vừa qua.

 

Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã được thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội khoá XV. Từ ngày 1/1/2024, Luật Khám bệnh, chữa bệnh và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực thi hành, trong đó có một số nội dung mới trên quan điểm lấy người bệnh làm trung tâm, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 96/2023/NĐ-CP ngày 30/12/2023 quy định chi tiết một số điều của Luật Khám bệnh chữa bệnh.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý