Hội nghị phổ biến về Thông tư số 17/2023/TT- BYT có sự tham dự của nhiều đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp trong lĩnh vực an toàn thực phẩm - Ảnh: Hiệp Nguyễn/Sức Khỏe+.
Thực trạng về an ninh, an toàn thực phẩm tại một số địa phương
Giải pháp nào cho những tồn tại trong công tác an ninh, an toàn thực phẩm?
Nhiều văn bản pháp luật sẽ được sửa đổi để tháo gỡ khó khăn ngành y tế
Chuyên gia đóng góp ý kiến dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)
Việc ban hành Thông tư số 17/2023/TT-BYT là rất kịp thời nhằm sửa đổi, bãi bỏ các văn bản, quy định không còn phù hợp với điều kiện thực tiễn, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật giúp tiết kiệm thời gian, công sức, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý. Bảo đảm đơn giản, minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, góp phần thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính.
Để đảm bảo các quy định pháp luật được phổ biến rộng rãi có hiệu quả, nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Cục An toàn thực phẩm trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như đảm bảo hiệu lực thực thi của Thông tư, Cục An toàn thực phẩm tổ chức phổ biến Thông tư số 17/2023/TT- BYT dành cho đối tượng là các doanh nghiệp chịu sự tác động trực tiếp của văn bản. TS. Đỗ Hữu Tuấn, Phó Cục trưởng Cục ATTP đã chủ trì Hội nghị.
Tại Hội nghị, TS. Nguyễn Thị Phương Lan, Trưởng phòng Quản lý Tiêu chuẩn và Kiểm nghiệm, Cục An toàn thực phẩm đã báo cáo các nội dung liên quan đến Thông tư số 24/2019/TT-BYT và Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT được sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ tại Thông tư số 17/2023/TT-BYT.
Còn TS. Lê Mạnh Hùng, Trưởng phòng Quản lý sản phẩm thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm báo cáo các nội dung liên quan đến Thông tư số 43/2015/TT-BYT, Thông tư số 18/2019/TT-BYT được sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ tại Thông tư số 17/2023/TT-BYT.
Cụ thể, theo nội dung Thông tư số 17/2023/TT-BYT, Bộ Y tế đã sửa đổi, bổ sung một số Thông tư, Quyết định đã ban hành trước đó liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm bao gồm:
- Thông tư số 24/2019/TT-BYT ngày 30/8//2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm;
- Thông tư số 18/2019/TT-BYT ngày 17/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn Thực hành sản xuất tốt (GMP) trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
- Thông tư số 48/2015/TT-BYT ngày 1/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hoạt động kiểm tra ATTP trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế;
- Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản lý thực phẩm chức năng;
- Thông tư số 49/2015/TT-BYT ngày 11/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định đối với thuốc lá.
Ngoài ra, Thông tư số 17/2023/TT-BYT đã bãi bỏ toàn bộ Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01/04/ 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về hướng dẫn lấy mẫu phục vụ thanh tra, kiểm tra về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/ 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm";
Bên cạnh đó, Thông tư số 17/2023/TT-BYT đã bãi bỏ một phần 02 văn bản: Thông tư số 29/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, liên tịch ban hành và Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm".
Tại Hội nghị, đại diện Cục An toàn thực phẩm đã trao đổi và ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp để thống nhất trong triển khai áp dụng Thông tư và giúp Bộ Y tế ghi nhận, đánh giá và hoàn thiện khung pháp lý trong công tác an toàn thực phẩm nói riêng cũng như các công tác y tế nói chung với mục tiêu đảm bảo chất lượng, công khai, minh bạch trong công tác thực hiện cải cách hành chính và đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành Y tế.
Bình luận của bạn