Những điều bác sĩ muốn người bệnh hiểu về bệnh rung nhĩ

Theo các nhà khoa học Mỹ, 1/3 số người bệnh rung nhĩ không biết mình mắc bệnh

Tầm quan trọng của việc chẩn đoán sớm bệnh rung nhĩ

Tim đập lúc nhanh, lúc chậm phải làm sao để cải thiện?

Ngoại tâm thu điều trị thế nào để đạt hiệu quả tốt?

Rối loạn nhịp tim: Block nhánh phải có nguy hiểm không?

Theo chia sẻ của PGS.BS. Paari Dominic từ Đại học Iowa Health Care (Mỹ), dưới đây là một vài điều người bệnh rung nhĩ nên nắm rõ để kiểm soát bệnh tốt hơn:

Rung nhĩ xảy ra do hoạt động điện tim hoàn toàn hỗn loạn

“Nhiều người nghĩ rằng rung nhĩ chỉ xảy ra ở buồng tâm nhĩ trái, nơi các tín hiệu điện tim trở nên hỗn loạn. Mọi người cho rằng điều này khiến các buồng tim trên đập với tốc độ nhanh đáng kinh ngạc, có thể lên tới 300 hoặc 400 nhịp/phút”, PGS.BS. Paari Dominic cho biết. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cả buồng tim trái và phải đều góp phần gây ra tình trạng này.

Rối loạn nhịp tim thường xảy ra do rối loạn chức năng điện tim có tổ chức, trong đó điện tim đi xuống theo một hướng, đi lên theo hướng khác và liên tục qua lại theo một vòng lặp, tạo thành nhịp tim nhanh. Tuy nhiên, rung nhĩ là một trong số ít các chứng loạn nhịp tim mà hoạt động điện tim hoàn toàn hỗn loạn, lan truyền không thể đoán trước khắp các buồng tim trên mà không có mô hình hoặc tổ chức rõ ràng.

Rung nhĩ có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, dẫn tới đột quỵ

Rung nhĩ có thể làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, dẫn tới đột quỵ

Rung nhĩ khiến các buồng tim trên rung lên, thay vì co bóp như bình thường. Trên thực tế, có những phần của buồng tim cần sự co bóp chủ động của trái tim để có thể tống máu ra ngoài. Rung nhĩ làm gián đoạn quá trình này và máu có thể bị ứ đọng, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Các cục máu đông này có thể hình thành ở các buồng tim trên, từ đó có khả năng dẫn đến đột quỵ. Đây là biến chứng chính của rung nhĩ.

Mệt mỏi là triệu chứng thường bị bỏ qua

Các triệu chứng bệnh rung nhĩ có thể bao gồm đánh trống ngực, nặng ngực, khó thở, chóng mặt hoặc choáng váng. Tuy nhiên, triệu chứng phổ biến nhất của bệnh rung nhĩ, nhưng đồng thời cũng là triệu chứng ít được quan tâm nhất là mệt mỏi. 

Tỉ lệ mắc bệnh tăng theo tuổi tác

Với người trẻ tuổi, nguy cơ mắc rung nhĩ là rất thấp, có khi chỉ dưới 1%. Tuy nhiên, khi già đi, tỉ lệ này có thể tăng lên tới 25% ở những người trên 60 tuổi.

Ngoài tuổi tác, còn một số yếu tố nguy cơ khác có thể làm tăng nguy cơ mắc rung nhĩ. Có thể kể tới như mắc các bệnh tim mạch (đặc biệt là tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim, bệnh van tim), mắc đái tháo đường, béo phì, ngưng thở khi ngủ, các thói quen xấu như hút thuốc, uống nhiều rượu bia…

Rung nhĩ có thể di truyền

 

Không phải trường hợp mắc rung nhĩ nào cũng đều có tính chất di truyền. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể xảy ra do các biến thể di truyền ngẫu nhiên (đột biến gene), hoặc các yếu tố rủi ro có tính chất gia đình như có nhiều người thân mắc các bệnh tim mạch (như suy tim).

Có nhiều định nghĩa khác nhau về rung nhĩ

Khi mới xuất hiện, cơn rung nhĩ có thể chỉ kéo dài trong vài giây đến vài phút trước khi trở lại nhịp xoang bình thường, tần suất xuất hiện thưa. Theo thời gian, bệnh tiến triển dần và tần suất các cơn rung nhĩ xuất hiện có thể ngày càng dày hơn. 

Ví dụ, ban đầu bạn có thể có cơn rung nhĩ 1 lần/tháng, 1 lần/tuần, rồi sau đó cơn rung nhĩ xuất hiện hàng ngày, thời gian cơn rung nhĩ xuất hiện cũng kéo dài hơn. Nếu các đợt rung nhĩ kéo dài dưới một tuần và tự khỏi, các bác sĩ sẽ gọi đây là rung nhĩ kịch phát. Tuy nhiên, nếu đợt rung nhĩ kéo dài quá 7 ngày, các bác sĩ sẽ phân loại thành rung nhĩ dai dẳng; Kéo dài quá 1 năm là rung nhĩ kéo dài… Cách phân loại này giúp bác sĩ hiểu được người bệnh đang ở giai đoạn nào của bệnh, nhưng không đại diện cho các loại rung nhĩ khác nhau. 

Rung nhĩ có thể dẫn tới các cơn đột quỵ nguy hiểm

Nếu không được phát hiện và kiểm soát sớm, rung nhĩ có thể làm tăng nguy cơ dẫn tới đột quỵ. Đặc biệt, cơn đột quỵ xảy ra với người bệnh rung nhĩ thường nghiêm trọng hơn nhiều so với người bình thường. Điều này có thể là do cục máu đông gây đột quỵ ở người bệnh rung nhĩ thường xuất phát từ tim, do đó chúng có thể mang kích thước lớn hơn và có thể làm tắc nghẽn mạch máu lớn hơn trong não.

Dùng sản phẩm thảo dược giúp cải thiện bệnh rung nhĩ

Để điều trị bệnh rung nhĩ hiệu quả, bên cạnh việc tuân thủ phác đồ theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể tham khảo dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ nhằm giảm tình trạng tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực. Hiện nay, nhiều chuyên gia  khuyên người bệnh rung nhĩ có thể tham khảo sử dụng viên uống có các thành phần thảo dược như khổ sâm, đan sâm, hoàng đằng. Sự kết hợp của các thảo dược này có thể hỗ trợ tim hoạt động nhịp nhàng, giảm dần các cơn rung nhĩ.

Nếu bạn bị rung nhĩ dai dẳng, kéo dài, sử dụng sản phẩm có thành phần thảo dược trên sẽ giúp cải thiện bệnh rung nhĩ, giúp trái tim luôn khỏe mạnh.

Vi Bùi (Theo Ama-assn)

 

TPBVSK Ninh Tâm Vương - Hỗ trợ giảm hồi hộp, trống ngực do nhịp tim nhanh

Với thành phần chính từ thảo dược Khổ sâm, TPBVSK Ninh Tâm Vương hỗ trợ giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực, tim đập nhanh, bồn chồn, lo âu, ổn định nhịp tim và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp cho người bị rối loạn nhịp tim. Sản phẩm được 96,2% người dùng hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả giảm hồi hộp, trống ngực, bồn chồn, lo âu.

Ninh-Tam-Vuong

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0981.238.219.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch