Những điều cần biết về cho con bú sau sinh mổ

Hãy cho con hưởng những giọt sữa đầu đời càng sớm càng tốt

Mang thai sau sinh mổ cần chú ý gì?

Sau sinh mổ, mẹ cần chú ý dinh dưỡng thế nào?

7 điều không nên làm sau sinh mổ

Sinh mổ để chọn ngày tốt, giờ vàng: Nên hay không?

Một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên Tạp chí Birth cho thấy rằng sinh mổ lấy thai có ảnh hưởng ít nhiều đến việc cho con bú. Nghiên cứu này đã thực hiện trên 677 trẻ sơ sinh chào đời theo phương pháp sinh mổ và 1.496 trẻ được sinh thường. Các nhà nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ cho bú sữa mẹ ngay sau khi sinh thường nhiều hơn so với sinh mổ. Nhiều sản phụ phải đợi một khoảng thời gian dài sau khi phẫu thuật mới bắt đầu cho con bú sữa mẹ.

Một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Nhi khoa Ấn Độ sau khi quan sát khoảng 100 sản phụ và trẻ sơ sinh sau sinh mổ cho biết: 94 sản phụ cho con bú thành công trong khoảng 12 giờ sau phẫu thuật; 6 sản phụ phải mất tới 96 giờ sau phẫu thuật mới có thể cho con bú thành công. Nghiên cứu này cho thấy rằng việc bắt đầu cho con bú sớm là chìa khóa để giúp nuôi con bằng sữa mẹ thuận lợi. Nghiên cứu không khuyến khích việc tách đứa trẻ vừa mới chào đời ra khỏi người mẹ, vì điều này có thể gây khó khăn cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sau này.

Dưới đây là 5 điều bạn nên biết về việc cho con bú ngay sau khi sinh mổ.

1. Bạn hoàn toàn có thể cho con bú ngay sau khi sinh mổ nếu được gây tê ngoài màng cứng (gây tê khu vực) chứ không gây tê chung. Tuy nhiên, bạn cần được sự giúp đỡ từ y tá, người chăm sóc hoặc chồng. Bởi lẽ, vết mổ cùng những cơn đau do tử cung co lại có thể khiến bạn không thoải mái hoặc không có sức lực để cho con bú. Còn nếu bạn được sử dụng thuốc gây mê toàn thân, bạn sẽ có thể cho con bú ngay sau khi thuốc mê hết tác dụng.

2. Thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh sử dụng trong quá trình phẫu thuật không ảnh hưởng tiêu cực tới sữa mẹ như bạn vẫn tưởng. Chúng có thể chỉ khiến mẹ và bé buồn ngủ một chút. Lợi ích của thuốc giảm đau là giúp bạn thư giãn đủ để cho con bú và kích thích sản xuất sữa.

3. Những giọt sữa đầu tiên (sữa non) rất giàu chất dinh dưỡng và kháng thể cần thiết cho trẻ. Theo nhiều chuyên gia sản khoa, việc đặt trẻ lên ngực và cho trẻ bú sẽ giúp sữa về. Hơn nữa, dạ dày trẻ sơ sinh rất nhỏ và chỉ cần một lượng sữa mẹ từ 5-7ml mỗi lần bú trong 2 ngày đầu tiên.

4. Sữa mẹ sản xuất theo nguyên lý cung - cầu. Tức là, bạn càng cho con bú thường xuyên, sữa tiết ra càng nhiều. Tích cực cho con bú sẽ nhanh chóng giúp bạn ổn định nguồn sữa và kích thích lượng sữa được tiết ra.

5. Sau khi về nhà, sản phụ luôn cần có người túc trực để giúp đỡ trong công việc chăm sóc trẻ.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ