9 điều bác sỹ tim mạch muốn bạn biết về rung nhĩ

Rung nhĩ có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như suy tim, đột quỵ

Làm việc căng thẳng khiến bạn dễ mắc bệnh tim nguy hiểm này!

Rung nhĩ, tăng huyết áp gây hồi hộp có uống Ninh Tâm Vương được không?

Bị rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh: Làm sao để điều trị?

So sánh hai loại thuốc chống đông máu cho người bệnh rối loạn nhịp tim

Rung nhĩ là dạng rối loạn nhịp tim hay gặp nhất

Rung nhĩ là dạng phổ biến nhất của rối loạn nhịp tim. Đây là một dạng rối loạn nhịp tim nhanh. Rung nhĩ xuất hiện khi tâm nhĩ (hai buồng tim phía trên) và tâm thất (hai buồng tim phía dưới) đập nhanh bất thường với tần số không đồng bộ. 

Rung nhĩ là dạng phổ biến nhất của rối loạn nhịp tim

Rung nhĩ có thể xảy ra ở những người trẻ tuổi

Nguy cơ rung nhĩ sẽ tăng lên khi bạn già đi. Khi bước vào độ tuổi 80, nguy cơ mắc bệnh là 10 - 15%. Rung nhĩ phổ biến ở người già nhưng những người trẻ tuổi cũng có thể mắc bệnh.

Triệu chứng rung nhĩ ở mỗi người khác nhau

Khó thở và đánh trống ngực là những dấu hiệu phổ biến nhất của rung nhĩ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có 2 dấu hiệu trên. Với một số người, họ chỉ cảm thấy mệt mỏi, nặng ngực, trong khi những người khác lại thấy đau ngực dữ dội, chóng mặt, lú lẫn, yếu chi…

Triệu chứng rung nhĩ không giống nhau ở mọi người

Điện tâm đồ có thể không phát hiện rung nhĩ 

Một số người khi bị đánh trống ngực thường đến gặp bác sỹ để được thăm khám. Tuy nhiên, tình trạng đánh trống ngực có thể không thường xuyên nên rất khó để phát hiện xem họ có bị rung nhĩ hay không.

Lúc này, bệnh nhân sẽ phải theo dõi Holter bằng thiết bị đeo ở trước ngực. Biện pháp này sẽ được thực hiện khi điện tâm đồ không phát hiện ra dấu hiệu bất thường của nhịp tim. Thiết bị này sẽ liên tục ghi lại các tín hiệu điện tim từ 24 đến 48 giờ và giúp bác sỹ phát hiện rung nhĩ.

Rung nhĩ làm tăng nguy cơ đột quỵ

Rung nhĩ là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra các cơn đột quỵ (chiếm 15%). Rung nhĩ làm cho máu bị ứ trệ ở tim và làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Những cục máu đông này có thể di chuyển đến não và gây đột quỵ.

Rung nhĩ là nguyên nhân chủ yếu gây đột quỵ

Nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ được đánh giá trên thang điểm CHADS

Thang điểm CHADS là thang điểm dùng để ước tính nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân rung nhĩ. Nó giúp bác sỹ kê đơn thuốc đúng để ngăn ngừa đột quỵ.

Bạn có thể không biết nguyên nhân rung nhĩ

Các bệnh lý tim mạch (tăng huyết áp, bệnh cơ tim, bệnh mạch vành, bệnh van tim, phì đại tâm thất), bệnh tuyến giáp… có thể là những nguyên nhân thường gặp gây rung nhĩ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các bác sỹ không thể xác định được nguyên nhân gây rung nhĩ.

Bệnh tuyến giáp có thể là nguyên nhân gây rung nhĩ

Cách điều trị rung nhĩ không giống nhau ở mọi người

Việc điều trị rung nhĩ không giống nhau ở từng người bệnh. Bác sỹ sẽ điều trị dựa vào các triệu chứng mà bạn đang gặp phải. Rung nhĩ có thể gây ra các triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Nếu bị rung nhĩ nhẹ, bạn có thể thay đổi lối sống để cải thiện bệnh. Nếu bị nặng, các bác sỹ sẽ phải thực hiện phẫu thuật tim để ngăn chặn các xung điện bất thường gây rung nhĩ.

Một số người bị rung nhĩ có thể khỏi sau khi áp dụng phương pháp triệt đốt qua đường ống thông

Đây là một biện pháp không xâm lấn, sử dụng điện để điều trị cho người bệnh rung nhĩ, rối loạn nhịp tim. Các bác sỹ sẽ triệt đốt rối loạn nhịp tim bằng cách sử dụng điện để phá hủy một lượng mô nhỏ trong tim, giúp tạo thành sẹo để ngăn chặn các tín hiệu điện bất thường gây rung nhĩ.  

Thanh Tú H+ (Theo Onlymyhealth)

Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương dùng cho người rối loạn nhịp tim nhanh, hỗ trợ giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng nguy cơ suy tim do rối loạn nhịp.

Tim đập nhanh, trống ngực: Nguyên nhân và cách ổn định nhịp tim - Ảnh 8


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch