Người dân cần hiểu rõ tác dụng của những loại thuốc thiết yếu trong mùa dịch
Thêm 30.000 lọ thuốc Remdesivir tới các cơ sở điều trị COVID-19
Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị COVID-19 Remdesivir
Những lưu ý quan trọng khi F0 cách ly tại nhà
Việt Nam điều chế thành công thuốc điều trị COVID-19 từ thảo dược
Từ ngày 16/8, TP.HCM đã triển khai thí điểm Chương trình điều trị tại nhà với các F0. Theo đó, người mắc COVID-19 được cung cấp hộp thuốc home-based care cùng một số sản phẩm nâng cao sức khỏe đi kèm hướng dẫn chi tiết của Bộ Y tế. Việc cung cấp và sử dụng thuốc trong chương trình được tư vấn, hướng dẫn, theo dõi, kiểm soát chặt chẽ, ghi nhận và đánh giá bởi các chuyên gia, cán bộ y tế.
Hướng dẫn dành cho F0 cách ly, điều trị tại nhà của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM
Tuy nhiên, do e ngại dịch bệnh, nhiều người tìm mua thuốc kháng đông, thuốc kháng viêm… để dự trữ khi cần. Trong khi đó, đây là nhóm thuốc được kê đơn sau khi được bác sỹ đánh giá và chỉ định cụ thể. Chia sẻ với báo Sức khỏe và Đời sống, DS. Nguyễn Quốc Hòa - Đại học Y Dược TP.HCM cảnh báo một số tác dụng phụ của những đơn thuốc lan truyền trên mạng:
Kháng sinh không có tác dụng diệt virus
Tất cả các loại thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng trên vi khuẩn, không thể tiêu diệt virus SARS-CoV-2. Các cơ quan y tế đều không khuyến cáo dùng kháng sinh cho bệnh COVID-19. Người bệnh chỉ được bác sỹ chỉ định kháng sinh khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn. Lạm dụng kháng sinh có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc, kháng kháng sinh nguy hiểm sau này.
Thuốc kháng viêm corticoid
Theo DS. Nguyễn Quốc Hòa, tác dụng của thuốc chống viêm corticoid (Dexamethasone, Prednisolone, Methylprednisolone) là ức chế tác hại của hệ miễn dịch lên cơ thể. Nếu người bệnh nhẹ, giai đoạn sớm sử dụng thuốc chống viêm, quá trình sinh sôi của virus sẽ diễn ra mạnh hơn, khiến bệnh nhân lâu khỏi bệnh.
Ngoài ra, nhóm thuốc chống viêm tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nguy hiểm với người có bệnh nền (đái tháo đường, tăng huyết áp). Vì vậy, người khỏe mạnh không được tự ý dùng thuốc chống viêm để điều trị COVID-19. Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM hướng dẫn dùng thuốc cho bệnh nhân điều trị COVID-19 tại nhà chỉ khi có triệu chứng sớm của suy hô hấp và chưa liên hệ được nhân viên y tế.
Thuốc kháng đông dạng uống
Thuốc kháng đông (Rivaroxaban, Apixaban...) có thể gây rối loạn đông máu và chảy máu, đặc biệt khi người bệnh đang dùng các thuốc kê toa khác. Người mắc COVID-19 chỉ nên sử dụng thuốc này theo đúng hướng dẫn của bác sỹ, nhân viên y tế khi bệnh có dấu hiệu trở nặng.
Thuốc hạ sốt
Trong trường hợp không sốt, không đau nhức cơ, người dân không nhất thiết phải dùng thuốc hạ sốt để dự phòng. Paracetamol (hay acetaminophen) là thành phần chính trong thuốc hạ sốt, có thể gây hại cho gan khi dùng quá liều.
Dùng vitamin C nâng cao thể trạng
Vitamin C có thể góp phần tăng sức đề kháng, tuy nhiên không thể điều trị COVID-19. Ngoài vitamin C, bạn có thể bổ sung nhiều chất dinh dưỡng vi lượng khác qua chế độ dinh dưỡng hợp lý hoặc thực phẩm chức năng (multivitamin).
Nếu dùng vitamin C ở liều cao (trên 1.000mg mỗi ngày) và kéo dài nhiều ngày, bạn có thể gặp triệu chứng rối loạn tiêu hóa như nóng rát, chảy máu dạ dày hoặc tiêu chảy, thậm chí là nguy cơ sỏi thận. Người tiêu dùng cũng cần thận trọng với những sản phẩm được quảng cáo có thể “điều trị COVID-19” nhưng không có trong hướng dẫn của Bộ Y tế.
Việc thiết lập và vận hành hệ thống máy thở, máy tạo oxy cần được thực hiện tại các cơ sở y tế có đầy đủ trang thiết bị phụ trợ, có thầy thuốc được đào tạo chuyên môn bài bản để vận hành. Bình chứa khí oxy là nguồn gây cháy nổ nguy hiểm trong nhà. Sử dụng máy thở kém chất lượng, không đúng cách sẽ phản tác dụng, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh COVID-19.
Bình luận của bạn