Dính vào đa cấp vẫn còn… sướng chán

Đa cấp trong con mắt của cộng đồng là lừa đảo, là bất chính?

5 cách nhận diện công ty kinh doanh theo mạng chân chính

NIT – hướng đi mới cho ngành kinh doanh theo mạng

Vina-link Group: Vì cộng đồng Việt khỏe và giàu

Liên Kết Việt, Vi Na Linh và ảnh hưởng tiêu cực đến Vina-Link Group

Vâng, bạn có biết cái lon nước ngọt (của thương hiệu nổi tiếng mà người viết xin phép không nêu tên để tránh rắc rối) có giá xuất xưởng chỉ khoảng 1.300 đồng/lon nhưng lại được  bán với giá gấp 7 - 8 lần. Thậm chí, ở các quán café, quán ăn, lon nước ấy còn được bán với giá 10 – 20 lần, hay cao hơn nữa.

Bạn có bao giờ nghĩ vì sao nó cao đến thế?

Theo Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, trong tháng 4/2016, Cục sẽ tiến hành thanh kiểm tra hàng loạt công ty đa cấp. Đây là hoạt động thường kỳ của cơ quan quản lý nhằm thực hiện chức năng giám sát doanh nghiệp kinh doanh theo mạng theo quy định của pháp luật. 

Vâng, đơn giản là để lon nước ngọt ấy đến tay bạn thì nó phải qua tay hệ thống phân phối của hàng nước ngọt ấy bao gồm từ đại lý cấp 1 đến… đại lý cấp n, rồi cuối cùng là người bán lẻ sản phẩm. Mà người chủ của các đại lý, cửa hàng tạp hóa, quán café, quán ăn… thì phải bỏ tiền ra thuê mặt bằng, nhân công, trả chi phí khác… nên giá cứ bị đội lên qua từng cấp. Một cửa hàng đại lý chia sẻ, mỗi lon nước sẽ phải gánh khoảng 200 đồng tiền lợi nhuận dự kiến và khoảng 300 đồng tiền chi phí chung. Thế đấy, ai làm việc cũng vì tiền công/lợi nhuận nên việc đội giá là hợp lý.

Thế nên, kinh doanh theo mạng (đa cấp) chỉ là một biến thể của cái hình thức phân phối từ nhà sản xuất đến đại lý cấp 1 đến… đại lý cấp n, rồi cuối cùng là người bán lẻ sản phẩm để hàng hóa/dịch vụ đến tay người tiêu dùng.

Kinh doanh đa cấp không xấu. Kinh doanh đa cấp ở nhiều nước trên thế giới thậm chí còn là hình thức phân phối hàng hóa/dịch vụ tiên tiến, giúp hàng hóa tiếp cận được đến khách hàng với chi phí thấp nhất.

Theo Nghị định 42/2014/NĐ-CP của Chính phủ, tổng trị giá hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác trả cho người bán hàng đa cấp trong 1 năm quy đổi thành tiền không được vượt quá 40% doanh thu bán hàng của năm đó của doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Như vậy, nếu doanh nghiệp làm đúng quy định của pháp luật thì giá của hàng hóa khi đến tay người tiêu dùng chắc chỉ khoảng gấp 2 lần chứ đừng nói đến việc gấp 7 – 8 lần, hay thậm chí là 20 lần như trường hợp của lon nước ngọt mà người viết đề cập ở đầu bài viết.

Ngoài Cục Quản lý cạnh tranh, trước đó, Bộ Công Thương đã yêu cầu các cơ quan trực thuộc là Sở Công Thương các tỉnh/thành phố và Quản lý thị trường các địa phương chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp.

Thế nên, ở nhiều nước tiên tiến, dính vào đa cấp là được hưởng sản phẩm với giá cạnh tranh nhất. Bạn nghĩ sao nếu tiêu thụ lon nước ngọt với giá 3.000 đồng? Rồi nhiều sản phẩm khác cũng sẽ có giá rẻ hơn nhiều so với kênh phân phối truyền thống hiện nay?

Còn ở Việt Nam, đa phần dính vào đa cấp thì ăn quả đắng. MB24, Liên Kết Việt, Vi Pha… và còn nhiều công ty đa cấp lừa đảo khác đã và đang bị lôi ra ánh sang. Thiệt hại với xã hội lên đến cả nghìn tỷ đồng như vụ Liên Kết Việt. Có lẽ vì thế mà nhiều người “dị ứng” với đa cấp và những người tham gia vào hệ thống kinh doanh đa cấp.

Một người bạn của tôi 8 năm qua trung thành với 1 sản phẩm của 1 công ty đa cấp nhưng từ chối tham gia hệ thống đa cấp ấy bằng 1 mã số cụ thể để hưởng hoa hồng, mã rơi. Theo anh, xã hội đang có cái nhìn phiến diện với đa cấp và anh không thể tính đến lợi ích. Vì tính đến lợi ích thì lại phải đi mời người vào tham gia. Người hiểu thì không sao còn người “dị ứng” với đa cấp rất dễ coi anh là… lừa đảo.

“Nếu bán sản phẩm vệ sinh (rửa chén bát, bàn bếp…) theo đường truyền thống thì giá chắc phải cao hơn. Mình thấy sướng vì dính vào đa cấp vì có sản phẩm tốt với giá tốt, thế thôi”, anh bạn tôi kết luận.

Bảo Thế H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Kinh doanh - Tiêu dùng