- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Đái tháo đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến trẻ
7 cách kiểm soát đường huyết hiệu quả cho người đái tháo đường
Quả óc chó giúp ngăn ngừa đái tháo đường type 2
Bất ngờ: Lá ổi giúp điều trị đái tháo đường
Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2
Mang thai muộn
Thật buồn khi biết rằng, tuổi tác của bà bầu có thể là nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường thai kỳ. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những phụ nữ mang thai lần đầu tiên sau tuổi 25 có nguy cơ tiến triển bệnh đái tháo đường thai kỳ cao hơn. Nguy cơ này sẽ càng cao hơn ở những phụ nữ trên 35 tuổi mới mang thai.
Béo phì
Phụ nữ béo phì có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ cao hơn những phụ nữ có trọng lượng cơ thể bình thường. Vì vậy, một cách để ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh đái tháo đường thai kỳ chính là kiểm soát cân nặng một cách hợp lý. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, đái tháo đường thai kỳ thường xuất hiện ở những phụ nữ có chỉ số BMI lớn hơn 30.
Tiền sử thai kỳ trước
Trọng lượng thai nhi quá nặng cũng khiến bà bầu có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ cao hơn, đặc biệt là nếu thai nhi nặng hơn 4kg. Ngoài ra, khoảng cách sau mỗi lần mang thai quá gần nhau cũng khiến bà bầu dễ mắc bệnh đái tháo đường.
Một yếu tố khác làm tăng nguy cơ đái tháo đường thai kỳ chính là thai chết lưu. Nếu trong quá khứ bạn đã từng gặp phải các vấn đề này thì bạn rất dễ bị đái tháo đường trong những lần mang thai tiếp theo.
Ít vận động
Bà bầu ít hoạt động thể chất cũng có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường
Bà bầu ít hoạt động thể chất cũng có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Bằng cách thực hiện một lối sống tích cực và tập thể dục thường xuyên có thể giúp bà bầu làm giảm lượng đường trong máu, từ đó ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh đái tháo đường thai kỳ.
Chế độ ăn uống không đúng cách
Cảm giác thèm ăn (nghén) khiến bà bầu ăn không kiểm soát. Điều này làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì ở bà bầu, từ đó dễ dẫn đến bệnh đái tháo đường thai kỳ. Vì sự an toàn của mình và thai nhi, bà bầu nên lên kế hoạch cho chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng trong giai đoạn trước, trong và sau khi mang thai.
Trầm cảm
Phụ nữ mang thai bị trầm cảm cũng có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Do đó, bà bầu cần phải thư giãn, nghỉ ngơi đầy đủ và chăm sóc sức khỏe tâm thần một cách hợp lý để ngăn ngừa bệnh.
Tiền sử gia đình
Nếu trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường thì bà bầu cũng rất dễ mắc phải căn bệnh này. Bạn nên đi khám thai thường xuyên để biết cách chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Trần Lưu H+ (Theo Boldsky)
Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:
**Thông tin sản phẩm do nhà Sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn