Phát hiện bất thường của trẻ sơ sinh qua những phản xạ

Nếu bị ánh sáng chiếu vào, bé thường nhắm mắt lại

Dấu hiệu trẻ phát triển không bình thường mẹ đừng bỏ qua

Infographic: 9 dấu hiệu giúp sớm nhận biết trẻ tự kỷ không nên bỏ qua!

Mùa hè, bố mẹ lơ là khiến con cảm lạnh

6 lời khuyên để trẻ luôn khỏe trong mùa hè

Phản xạ tìm vú mẹ và bú

Khi đưa ti mẹ hay núm vú, ngón tay lại gần miệng, bé sẽ có phản xạ mở miệng, ngậm và bú mẹ..., đây là hành động tự nhiên của bé. Nếu bé không có hành động này hoặc bú kém thì rất có thể bé đã mắc các bệnh về đường miệng, mũi, nhiễm khuẩn, vàng da, bại não… 

Bé mới sinh đã có phản xạ tím vú mẹ để bú

Phản xạ mút

Mút là động tác tự nhiên xuất hiện vào khoảng tuần thai thứ 12 khi bé còn trong bụng mẹ. Hành động này của bé sẽ diễn ra vô thức và có thể kéo dài trong nhiều năm bằng động tác mút ngón tay. 

Giật mình

Bé mới sinh rất hay giật mình, có thể là đang ngủ hoặc nghe thấy một tiếng động nhỏ. Đó là hành động vô thức của bé khi chưa quen với môi trường xung quanh. Mỗi khi bé giật mình, bé thường giơ hai tay và co hai chân, có thể khóc. Phản xạ này không chỉ xác định sự phát triển của não bộ mà còn giúp bác sỹ kiểm tra chuyển động chân, tay bé có đều giữa hai bên không. Nếu mẹ không nhận thấy động tác này ở bé, mẹ nên cho bé đi kiểm tra vì có thể não bé không bình thường, hệ thần kinh bị rối loạn… Phản xạ này kéo dài khoảng 5 - 6 tháng.

Bé mới sinh thường hay bị giật mình

Phản xạ cầm nắm

Phản xạ này xuất hiện từ khi bé mới sinh. Khi đưa ngón tay của mình vào lòng bàn tay của bé, phản ứng của bé là: các ngón tay của bé sẽ tự động nắm chặt lấy các ngón tay của bạn như không muốn buông rời. Bé có thể nắm bắt bàn tay mẹ hay bất cứ thứ gì trong tầm tay. Trẻ sơ sinh khỏe mạnh nắm tay rất chặt, do đó các bác sĩ cũng dùng cách này để kiểm tra sức khỏe của trẻ sơ sinh. Phản xạ này thường mất dần khi bé được 5 – 6 tháng. Chân bé cũng thường co lại nếu bị vật gì đó chạm vào. Phản xạ này tồn tại lâu hơn từ 9 - 12 tháng. 

Chân của bé thường bị co lại nếu bị vật gì đó chạm vào

Phòng vệ khi bị xoay vùng cổ

Nếu quay cổ bé sang hướng bên trái khi bé đang nằm ngửa thì chân và tay bên trái của bé sẽ duỗi ra, bên kia cong lại như một hàng rào bảo vệ bé khỏi lăn ngã. Sau đó đầu bé sẽ tự động quay về vị trí cũ nếu không nhận thấy gì. Mẹ nên kiểm tra bằng cách quay đầu bé sang các bên để xem phản ứng, nếu bé không quay đầu lại thì rất có thể bé gặp các vấn đề về cân bằng cơ thể hay hệ vận động. Phản xạ này sẽ mất sau 5 – 7 tháng.

Nếu quay cổ bé sang hướng bên trái thì chân và tay bên trái của bé sẽ duỗi ra

Nhắm mắt khi có ánh sáng chiếu vào

Khi còn trong bụng mẹ, bé đã quen với môi trường tối mờ. Nếu bị ánh sáng chiếu vào, bé thường nhắm mắt lại.

Phản xạ “tìm kiếm”

Nếu chạm vào má, góc miệng hoặc gọi bé ở một hướng, bé sẽ có phản xạ quay đầu về hướng đó để “hóng chuyện”. Kể cả khi mẹ đang cho bé bú, có điều gì thu hút bé hơn, bé cũng sẽ ngưng bú và quay đầu tìm kiếm. Phản xạ này tồn tại tới lúc bé được 4 tháng tuổi.

Phản xạ sơ sinh là phản xạ không điều kiện, xuất hiện ngay sau khi sinh, thể hiện phản ứng của trẻ với tác động bên ngoài. Qua những phản xạ dù rất nhỏ thì cũng là nhận thức của trẻ đối với sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ. Nếu bố mẹ thấy trẻ không có những biểu hiện phản xạ thông thường như trên thì cần cho trẻ đi khám ngay.
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ