Mùa hè, bố mẹ lơ là khiến con cảm lạnh

Trẻ ở trong phòng có điều hòa nhiệt độ quá thấp cũng dễ bị cảm lạnh

Có nên tập gym khi bị cảm lạnh?

Đột tử vì triệu chứng cảm lạnh thông thường

Cảm lạnh - Chuyện xưa mà không cũ

Trị cảm lạnh mùa Đông đơn giản nhờ mật ong

Càng nóng, càng dễ cảm lạnh

Thấy con gái 2 tuổi ho cả ngày chị Minh Phương (Thanh Xuân – Hà Nội) vội mặc thêm áo cho con để tránh gió. Chị cũng không dám bế con ra ngoài ngõ chơi vì sợ bé ốm nặng thêm. Hôm sau thấy tình hình của con không đỡ, vợ chồng chị mới vội vàng đưa bé đếm viện. Bác sỹ khám kết luận bé bị cảm lạnh. Chị Phương kinh ngạc, trời nắng nóng thế, tưởng chỉ có say nắng thôi chứ sao lại cảm lạnh được.

Theo ThS.BS Phùng Thị Minh Hiền - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi Trung ương: “Trẻ vẫn có thể bị nhiễm lạnh ngay cả khi thời tiết nắng nóng do mồ hôi ra nhiều và thấm ngược vào cơ thể. Còn rất nhiều nguyên nhân khác trong mùa hè khiến trẻ nhiễm lạnh như đang đi nóng về lại vội vàng uống nước đá lạnh, ăn kem nhiều hoặc đứng dưới quạt điện gió to thổi trực tiếp vào người, điều hòa để nhiệt độ quá thấp, tắm quá lâu, trẻ nghịch nước. Sau khi nhiễm lạnh, sức đề kháng của trẻ giảm nên vi trùng, virus dễ bùng phát tấn công gây ra ho, sốt cao, nghẹt mũi, khản giọng. Việc điều trị không đúng hoặc chậm trễ có thể khiến bệnh nặng hơn gây viêm phế quản, có thể viêm phổi và tử vong rất nhanh”.

Mùa hè cũng là thời điểm trẻ dễ bị cảm lạnh

Đề phòng nhiễm lạnh mùa hè

Để phòng cảm lạnh mùa hè cho trẻ mẹ cần lưu ý một số điều sau:

Cho trẻ ăn mặc thoáng mát: Cho bé mặc thoáng mát, lau mồ hôi thường xuyên nếu con đổ mồ hôi trộm để tránh tình trạng mồ hôi thấm ngược trở lại vào cơ thể bé.

Không dùng điều hòa quá lạnh: Dùng điều hòa quá lạnh cũng là một nguyên nhân gây bệnh cảm lạnh và viêm họng mùa hè cho trẻ. Khi không sử dụng điều hòa, bạn nên mở phòng cho thoáng khí. Bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh điều hòa để tránh nhiễm bẩn.

Không tắm sau khi bé vận động hoặc đổ nhiều mồ hôi, nếu bạn cho bé tắm ngay sau khi bé ra nhiều mồ hôi thì bé cũng dễ bị viêm họng hoặc mắc chứng cảm lạnh, do sự thay đổi thân nhiệt đột ngột.

Không nên tắm cho bé khi bé ra nhiều mồ hôi

Không nên cho trẻ uống nước đá: Mặc dù trời nóng bức, nhưng cha mẹ cũng không nên cho trẻ uống nước lạnh, nước đá mà chỉ nên uống nước hơi mát một chút. Cũng không nên cho trẻ uống các loại nước giải khát, nhất là nước có ga vì những loại nước này vì những loại nước này có nhiều đường, lại chỉ có thể giải khát được tức thời.

Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột: Việc bạn đưa bé từ môi trường nóng sang môi trường lạnh một cách đột ngột có thể khiến bé bị đau họng, cảm lạnh. Do đó, trước khi đưa bé từ trong phòng có điều hòa nhiệt độ ra bên ngoài, bạn nên chuyển bé sang một phòng khác có quạt mát khoảng 10 - 15 phút; Cuối cùng, bạn mới nên đưa bé ra ngoài trời.

Hạn chế đưa trẻ đến những nơi công cộng: Virus gây bệnh cảm lạnh có hơn 250 loại, những loại virus này lây lan qua không khí. Chính vì vậy, mẹ hãy hạn chế đưa bé tới những nơi công cộng để tránh lây phải các bệnh truyền nhiễm.

Chế độ dinh dưỡngMẹ hãy tăng cường sức đề kháng cho bé bằng chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Nên cho bé ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C, sữa chua. Mỗi sáng, mẹ nên cho bé uống nước mật ong chanh và súc miệng bằng nước muối loãng mỗi tối để phòng ngừa đau họng. Hàng ngày, mẹ cho bé uống đủ lượng nước để phòng mất nước trong mùa hè có thể khiến cơ thể mệt mỏi.

Tăng cường sức khỏe miễn dịch là cách tốt nhất để phòng bệnh cảm lạnh cho trẻ. Theo đó, cha mẹ hãy lựa chọn thêm một sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung phù hợp cho hệ miễn dịch của trẻ. Trước khi dùng sản phẩm thực phẩm chức năng nào cho con, cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến của bác sỹ, chuyên gia.
Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ