Hiện tại chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh đái tháo đường
Bất ngờ với TPCN giảm cân và đái tháo đường hiệu quả từ Mexico
Giải pháp nào giúp ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường?
Kiểm soát bệnh đái tháo đường với nguyên tắc STAR
Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến mắt như thế nào?
Có thể nói, bệnh ĐTĐ xuất hiện và tồn tại gắn liền với lịch sử phát triển của nhân loại. Tên gọi của căn bệnh này là Diabetes mellitus (theo tiếng Hy Lạp đó là từ chỉ mật ong). Vào thế kỷ thứ hai sau Công nguyên, BS. Aretaios từ Kappadokie đã miêu tả nước tiểu của người bệnh có vị ngọt như mật ong. Cho tới đầu thế kỷ 20, bác sỹ vẫn hoàn toàn bó tay với căn bệnh này.
Bạn có biết?
- Bệnh đái tháo đường type 1 chiếm khoảng 10% tổng số bệnh nhân đái tháo đường, đặc điểm của bệnh là hệ miễn dịch của cơ thể tiêu diệt các tế bào tạo insulin.
- Bệnh đái tháo đường type 2 chiếm 90%, đặc điểm là cơ thể không thể tạo ra đủ insulin hoặc các tế bào của cơ thể không đáp ứng với hormone này.
Dưới đây là những tiến bộ trong phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường trong những năm gần đây:
Phát hiện ra gene gây bệnh đái tháo đường
Đầu năm 2014, các nhà khoa học thuộc Chương trình y học gene người Mỹ (SIGMA) công bố trên tạp chí Nature rằng họ đã phát hiện ra một biến thể gene có thể giải thích tại sao người Mỹ gốc Latin có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 cao gần gấp đôi so với người Mỹ da trắng.
Biến thể này nằm trên gene có tên gọi là SLC16A11 – đảm nhiệm vai trò phân hóa các phân tử lipid. Tỷ lệ những người có biến thể gene này đặc biệt cao trong số những người Mỹ bản địa (50%), trong khi tỷ lệ trong nhóm Mỹ gốc Latinh là khoảng 30 - 40%. Khoảng 11% người gốc Đông Á có biến thể gene này, ở người châu Âu là khoảng 2% còn người gốc Phi không có.
Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường type 2.
Bổ sung insulin bằng đường uống
Tiêm insulin là chỉ định điều trị bắt buộc đối với người bệnh đái tháo đường type 1. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này được cho là gây nhiều đau đớn, nhiều “thủ tục” phiền phức và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì thế, bổ sung insulin bằng đường uống luôn là mong ước của người bệnh và các nhà khoa học.
Hai hãng dược phẩm lớn là Novo Nordisk (Đan Mạch) và Oramed Pharmaceuticals (Israel) sắp biến ước mơ đó thành hiện thực. Nhờ lớp vỏ bọc của viên thuốc, insulin được bảo vệ cho đến khi tiếp cận ruột non và được hấp thụ vào máu chứ không bị hủy hoại bởi acid ở miệng, họng và dạ dày.
“Thuốc insulin” đã được thử nghiệm lâm sàng từ cuối năm 2014 và phải chờ sự chấp thuận của Cục Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA) trước khi chính thức được đưa ra thị trường.
Tương lai không xa, người bệnh đái đáo đường có thể bổ sung insulin bằng... đường uống!
Đây là giải pháp giúp bệnh bệnh có thể kiểm soát đường huyết một cách dễ dàng của các nhà khoa học đến từ Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ).
“Insulin thông minh” thực chất là phiên bản sửa đổi về mặt hóa học của long-acting insulin (insulin tác động dài hạn), được thiết lập để gắn với các protein trong mạch máu.
Với loại thuốc này, bệnh nhân chỉ cần tiêm (hoặc uống) vào cơ thể một liều insulin duy nhất, thay vì phải liên tục xét nghiệm máu và tiêm nhắc lại insulin như hiện tại.
Phương pháp này cho kết quả khả quan trong nghiên cứu trên chuột và các nhà khoa học đang lên kế hoạch để thử nghiệm lâm sàng trong thời gian sớm nhất. Nếu thành công, loại thuốc này sẽ có mặt trên thị trường trong vài năm tới.
Nha sỹ cũng chẩn đoán được đái tháo đường
Theo nghiên cứu của Đại học New York (Mỹ) công bố trên American Journal of Public Health tháng 3/2015, xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường thông qua máu chân răng/nướu răng trong quá trình làm sạch răng miệng có thể cho kết quả chính xác như xét nghiệm sử dụng máu chích ngón tay. Hay nói cách khác, nha sỹ cũng có thể chẩn đoán được bệnh đái tháo đường, giúp bệnh nhân được điều trị sớm và hiệu quả hơn.
Triển vọng về loại vaccine phòng đái tháo đường
Tháng 10/2014, nhóm các bác sỹ Phần Lan tuyên bố đã xác định được loại virus gây ra đái tháo đường type 1, chỉ ra 5 chủng virus đường ruột, đặc biệt là loại tấn công tuyến tuỵ và đóng cửa các tế bào sản sinh ra insulin, dẫn đến bệnh đái tháo đường.
Họ còn khẳng định rằng có đủ thông tin để bắt đầu sản xuất ra một loại vaccine, mặc dù vẫn đang tìm nguồn tài trợ.
Bình luận của bạn