Empty
Empty

Cũng theo TS. Comander, nếu bạn đặt mục tiêu rèn luyện trong năm nay, hãy tránh xa các phương pháp được cho là có kết quả nhanh chóng và dễ dàng. Hãy tập trung vào các bài tập thể thao khiến bạn hứng thú và xây dựng thói quen tập luyện hàng ngày.

TS. Comander cũng chỉ ra các bài tập mà chuyên gia như cô “say NO”!

Empty

Xuất hiện và lan truyền trên mạng từ năm 2024, thử thách 75 hard được những người ủng hộ cho rằng đó là chìa khóa để tạo nên sức bền về ý chí cũng như thể chất. Để thực hiện, người tập phải tuân theo quy tắc tập luyện trong vòng 75 ngày – để tạo thói quen.

Đó là:

- Tập 2 lần mỗi ngày, 45 phút mỗi lần

- Duy trì chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt

- Uống 1 gallon tương đương với 3,5 lít nước mỗi ngày

- Đọc ít nhất 10 trang sách

- Cùng nhiều thử thách khác nữa.

Mới nghe qua thì ý tưởng này thật hấp dẫn và có thể dễ dàng thực hiện. Nhưng theo chuyên gia vật lý trị liệu Victoria Sekely - người sáng lập Train Smart Run Strong, một chương trình huấn luyện thể lực và chạy bộ, cho biết. "Đây có thể là cách tệ nhất để hình thành thói quen tốt". Theo bà Sekely, với một người mới bắt đầu, tập thể dục 2 lần/ngày, mỗi lần 45 phút – một khoảng thời gian dài với người mới bắt đầu, là cách khiến bạn dễ bị chấn thương và nản chí.

Để xây dựng thói quen tập luyện lành mạnh, hãy bắt đầu một cách đơn giản và tìm một hoạt động mà bạn đủ thích để thực hành thường xuyên. Nếu bạn có mục tiêu thể dục cụ thể, hãy cân nhắc việc thuê huấn luyện viên cá nhân – người có thể giúp bạn xây dựng kế hoạch tập luyện cá nhân hóa. Kế hoạch này sẽ được xây dựng dựa trên thể trạng, thời gian và khả năng tập luyện của bạn. Có như vậy, mới bền và tạo nên thói quen.

Empty

TikTok và Instagram tràn ngập các video tuyên bố rằng có một động tác hoặc bài tập giúp bạn giảm cân ở một vùng nào đó trên cơ thể. Đó là một tư thế plank nghiêng cho bụng phẳng hay bài tập Pilates giúp cơ săn chắc. Nhưng bạn nên cảnh giác với chúng.

Theo Rae Reichlin - người sáng lập Ladies Who Lift ở Chicago, mặc dù bạn có thể tăng cường các nhóm cơ khác nhau bằng cách tập luyện các bộ phận khác nhau của cơ thể, nhưng bạn không thể nhắm mục tiêu vào vùng bạn muốn giảm cân.

Còn huấn luyện viên thể dục Robyn LaLonde - chủ sở hữu của Edge Athlete Lounge tại Chicago, cho biết, thay vì săn lùng một động tác có thể làm được tất cả, hãy thực hành một thói quen rèn luyện toàn thân hai lần một tuần. Nếu bạn thích tập luyện tại nhà, bạn vẫn có thể tăng cường sức mạnh với ít hoặc không cần thiết bị.

Empty

Nhiều người có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực thể hình chia sẻ video chi tiết về bữa ăn và đồ ăn nhẹ của họ, thường bao gồm lượng calo và phân tích protein. Mặc dù những bài đăng này có vẻ như là giải trí vô hại, nhưng chúng thường quảng bá chế độ ăn kiêng không phù hợp với nhu cầu của mọi người. "Mỗi chúng ta đều có chiều cao, cân nặng và thành phần cơ thể khác nhau", Tiến sĩ Comander cho biết.

Meghann Featherstun - chuyên gia dinh dưỡng thể thao tại Kent, Ohio (Mỹ) cho biết, trong một số trường hợp, việc so sánh chế độ ăn uống của bạn với những gì bạn thấy trên mạng xã hội có thể khiến bạn mắc chứng rối loạn ăn uống.

Cũng nên nhớ rằng những bài đăng đó thậm chí có thể không chính xác. Những gì ai đó chia sẻ có thể không phải là những gì họ thực sự ăn hàng ngày, đặc biệt nếu họ kiếm sống bằng cách quảng bá các sản phẩm được tài trợ.

Nếu bạn đang tìm kiếm hướng dẫn về việc nên ăn gì để hỗ trợ mục tiêu thể lực hay giảm cân, tốt hơn hết bạn nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng hoặc chuyên gia dinh dưỡng thể thao.

Empty

Trong những năm gần đây, nhiều người hay nhắc tới cụm từ “vùng hai” hay “Cường độ thấp” với lưu ý đó là bí quyết để có thể lực tốt. Vùng hai mà họ nhắc tới nằm trong 5 vùng nhịp tim, dao động từ thư giãn đến cường độ tối đa. Tập thể dục ở vùng hai có thể giúp tăng sức bền và phát triển khả năng hiếu khí của người tập, và có thể có những lợi ích thực sự khi dành nhiều thời gian luyện tập cho nỗ lực này, đặc biệt là đối với các vận động viên sức bền.

Tuy nhiên, theo huấn luyện viên James McKirdy - người sáng lập McKirdy Training (Flagstaff, Arizona, Mỹ) cho biết, phương thức tập luyện này cũng có thể phản tác dụng nếu bạn quá tập trung vào nhịp tim. Có nhiều yếu tố, bao gồm căng thẳng, thời tiết và thói quen ngủ có thể ảnh hưởng đến nhịp tim của bạn và dữ liệu nhịp tim trên đồng hồ thông minh hoặc máy theo dõi sức khỏe không phải lúc nào cũng chính xác.

Đối với việc tập luyện, HLV McKirdy khuyên rằng bạn nên chú ý đến mức độ khó thực sự của bài tập. Nếu bạn tập trung vào việc xây dựng sức bền, nhiều bài tập sẽ trở nên tương đối dễ với bạn. Do đó, hay nâng độ khó của bài tập đến mức độ bạn thấy hài lòng. "Điều quan trọng nhất là cảm giác thực tế và cường độ".

Empty

Sử dụng thiết bị theo dõi sức khỏe có thể là con dao hai lưỡi và bạn có thể bị ám ảnh bởi dữ liệu mà nó cung cấp. Theo bác sĩ tim mạch Kathryn Larson - Phòng khám Tim mạch Thể thao thuộc Mayo Clinic, một số dữ liệu có thể có ích nhưng một số dữ liệu lại khiến bạn rối. Theo bác sĩ Larson, một số bệnh nhân của bà quá tập trung vào thiết bị của họ đến nỗi họ đã mất tập trung vào lý do tập luyện. Chưa kể, khi sử dụng các thiết bị này, họ có thể chia sẻ dữ liệu, so sánh dữ liệu của mình với người khác trên mạng xã hội hay các ứng dụng. “Những con số đó không có nhiều ý nghĩa nếu không đặt vào một hoàn cảnh thực.” bác sĩ Sekely cho biết. Do vậy, "Đừng để dữ liệu quyết định ngày của bạn", Tiến sĩ Sekely cho biết. “Sau khi tập luyện, trước tiên hãy tự kiểm tra bản thân. Nếu bạn cảm thấy tốt, thì việc tập luyện là tốt, ngay cả khi số liệu thống kê của bạn không như bạn mong đợi.”

Empty

Sự cường điệu trên mạng xã hội về việc ngâm mình trong nước lạnh không phải là điều mới mẻ, nhưng nó vẫn đang diễn ra. Những người truyền bá tuyên bố rằng việc ngâm mình sau khi tập luyện có thể điều chỉnh hệ thống miễn dịch, chữa chứng trầm cảm và lo âu, đồng thời đẩy nhanh quá trình phục hồi sau khi tập luyện bằng cách chống lại tình trạng viêm.

Nhưng trong khi một số nghiên cứu cho thấy bơi nước lạnh có thể cải thiện tâm trạng và sức khỏe thì Tiến sĩ Comander cho biết vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa. Nếu bạn thích ngâm mình trong nước lạnh, hãy thử một lần, Tiến sĩ Comander cho biết thêm. Nếu bạn cảm thấy thoải mái thì có thể đó là chìa khóa để phục hồi nhanh hơn.

Empty
Empty
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp