Dùng chung calci, kẽm và sắt: Phí tiền!

Những loại TPCN không được uống với nhau: Kẽm, canxi và sắt

Chế độ ăn có cung cấp đủ sắt cho cơ thể?

4 dấu hiệu nhận biết hệ miễn dịch kém

Các món ăn tuyệt ngon mà giàu calci

Calci

Calci là một trong những khoáng chất phổ biến nhất và thông dụng nhất trong cơ thể con người. Nó không chỉ đóng vai trò thiết yếu cho việc phát triển xương, răng, mà còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cơ bắp, thông máu, phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh và giúp tiết chế một số hormone.

Nhu cầu tiêu thụ calci hàng ngày ở mỗi người được khuyến cáo là từ 1.500 - 2.000mg, khi thực phẩm tự nhiên không cung cấp đủ liều lượng này, nhiều người đã tìm tới TPCN. TPCN bổ sung calci là một loại "kén chọn": Không được dùng chung với sắt, các thực phẩm giàu chất xơ.

Tốt nhất, bạn nên uống calci trước khi đi ngủ để tránh ức chế sự hấp thu các chất khoáng khác

Bên cạnh đó, cơ thể con người chỉ có thể hấp thụ một số lượng calci hạn chế tại một thời điểm, vì vậy bạn chỉ nên dùng liều 500mg hoặc ít hơn trong mỗi lần uống. Việc uống calci với liều lượng cao, quá lâu có thể dẫn đến sỏi thận, vôi hóa động mạch.

Lưu ý: Calci làm giảm sự hấp thu của thuốc điều trị các vấn đề của tuyến giáp, do đó, hãy uống cách nhau ít nhất bốn giờ đồng hồ. Bổ sung calci cũng làm giảm sự hấp thu của thuốc điều trị loãng xương (ví dụ như Fosamax, Boniva và Actonel), bạn nên uống thuốc này trước khi bổ sung calci hoặc ăn thực phẩm giàu calci ít nhất 30 phút.

Không dùng thuốc hạ huyết áp chung với TPCN bổ sung calci vì nó sẽ gây tăng huyết áp. Khi dùng kháng sinh tetracyclin thì tuyệt đối không bổ sung calci vào cơ thể.

Kẽm

Là khoáng chất vi lượng cần thiết, kẽm can thiệp vào chuyển hóa glucid, protein và acid nucleic. Thiếu kẽm, nhất là ở trẻ em sẽ ảnh hưởng xấu tới tăng trưởng chiều cao và sự khoẻ mạnh của hệ thống miễn dịch cơ thể.

Kết hợp kẽm với vitamin A, B6, C và phospho là sự lựa chọn hoàn hảo vì các chúng làm tăng sự hấp thu kẽm.

Hãy uống kẽm sau khi ăn trưa 30 phút

Lưu ý: Nếu dùng cả sắt và kẽm thì dùng cách xa nhau, dùng kẽm trước, vì sắt sẽ cản trở sự hấp thu kẽm. Tránh bổ sung thừa vì dùng nhiều kẽm có thể làm giảm khả năng miễn dịch. Không được dùng quá 150mg mỗi ngày. Quá nhiều chất kẽm khiến vị giác biến đổi, có các triệu chứng của bệnh đau dạ dày như nôn ói, tiêu chảy và co rút cơ vùng bụng.

Sắt

Sắt là một trong những dưỡng chất quan trọng trong cơ thể, rất cần thiết trong việc duy trì sự khoẻ mạnh của hệ miễn dịch, các cơ và điều chỉnh sự phát triển của các tế bào. Thiếu sắt có liên quan đến chế độ ăn kém hoặc mất máu nhiều. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, thiếu sắt gây thiếu máu, khiến cơ thể yếu, hay mệt mỏi, giảm khả năng tập trung, bị rụng tóc, đau đầu và móng yếu dễ gãy.

Bổ sung sắt là sự lựa chọn hàng đầu, nhất là đối với phụ nữ mang thai, người ăn chay và người bị bệnh đường tiêu hoá

Các tác dụng phụ thường gặp khi bổ sung sắt là buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hay táo bón. Khi uống cần tránh xa các bữa ăn 1 - 2 giờ, vì thức ăn làm giảm sự hấp thu sắt lên tới 40 - 50%.

Calci, đậu nành, kẽm, cà phê và trà đều có thể cản trở sự hấp thụ sắt. Vì vậy nên tách chúng ra và uống cách nhau 2 - 4 giờ. Nên uống viên sắt khi đói và kết hợp vitamin C vì nó làm tăng hấp thu sắt.

Lưu ý: Giống như calci, sắt có thể cản trở hấp thu của thuốc dùng để điều trị loãng xương và tuyến giáp. Bạn nên uống những loại này cách nhau ít nhất 2 giờ.

Hãy hỏi ý kiến bác sỹ, chuyên gia y tế trước khi sử dụng bất cứ loại thực phẩm chức năng nào để phòng tránh những rủi ro đáng tiếc.
Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất