Cuộc sống là ánh sáng và niềm vui, phúc lạc và phước lành.
Tạp chí Sức khỏe+ tham gia Hội Báo toàn quốc 2023
Bộ Y tế tham mưu tháo gỡ vướng mắc về quản lý trang thiết bị y tế
Việt Nam cần làm gì để cân bằng tỷ lệ sinh từ các kinh nghiệm quốc tế?
ĐT nữ Việt Nam tập trung chuẩn bị đá vòng loại Olympic 2024
Người bị tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia giảm hẳn
Lược trích: Suy ngẫm đầu tiên vào buổi sáng - Osho
Ngày 1.
Mọi người là Thượng đế, mọi sự là Thượng đế. Hiện hữu và Thượng đế là hai từ diễn đạt cùng một hiện tượng. Vì vậy, đừng nghĩ về Thượng đế như người sáng tạo ra thế giới, kiểm soát thế giới, xoay xở đủ việc. Đừng nghĩ về Ngài như một ông chủ tối thượng. Chẳng có ai như thế cả. Thượng đế không phải là một ai đó, Thượng đế là một phẩm chất, tốt hơn nên gọi điều ấy là thần tính.
Điều đó đơn giản nói lên một điều, thế giới không chỉ bao gồm những cái hữu hình mà còn chứa đựng những cái vô hình. Thế giới không chỉ bao gồm những cái có thể đo lường mà còn chứa đựng những cái không thể đong đếm. Thế giới không chỉ bao gồm những cái bên ngoài mà chứa đựng chiều hướng nội tại. Đó là tất cả những gì Thượng đế hàm ý: chiều hướng nội tại.
Ngày 2.
Tất cả mọi người đều thuộc về Thượng đế. Không có cách nào khác. Chúng ta sinh ra trong Thượng đế, sống trong Thượng đế, chết trong Thượng đế. Năng lượng của chúng ta là năng lượng của Thượng đế. Thượng đế chẳng qua là cái tên gọi cho toàn bộ năng lượng của tồn tại.
Thượng đế đơn giản có nghĩa là: tồn tại không chỉ là những gì nó biểu hiện. Tồn tại nhiều hơn những gì có thể đo lường. Tồn tại nhiều hơn những gì khoa học có thể thực nghiệm. Và tôn giáo chính là công cuộc tìm kiếm cái "hơn" ấy, tính chất huyền bí khó nắm bắt ấy. Vì vậy, ai cũng thuộc về Thượng đế, nhưng rất ít người ý thức được sự thật đó.
Khoảnh khắc bạn tự mình hiểu ra điều đó, không phải nhờ Đức Phật nói, cũng không phải nhờ Chúa Jesus nói, mà vì bạn cảm thấy thế, khoảnh khắc ấy bạn biến chuyển. Mọi sự huyền bí biến mất. Cuộc sống trở thành ánh sáng và niềm vui, phúc lạc và phước lành.
Ngày 3.
Con người không phải là sự hiện hữu mà là cây cầu nối. Thú vật có sự tồn tại, chư Phật có sự tồn tại, nhưng con người chỉ là một cây cầu. Con người không có sự tồn tại mà là một sự trở thành. Con người liên tục trở thành, thay đổi, chuyển từ điểm này sang điểm khác. Con người là một cuộc hành trình, một sự hành hương.
Hãy ghi nhớ: đừng bao giờ hài phòng trừ phi bạn giác ngộ. Hãy duy trì thái độ bất mãn thần thánh cho tới khoảnh khắc cuối cùng, khi bạn bùng nổ thành ánh sáng, khi bạn trở thành ánh sáng, khi ánh sáng trở thành tồn tại của bạn.
Ngày 4.
Tự phát nghĩa là chịu trách nhiệm với hiện tại. Con người bị quá khứ chi phối. Cuộc sống không ngừng thay đổi trong mỗi khoảnh khắc, và tâm trí vẫn bám víu vào quá khứ.
Có một khoảng cách giữa tâm trí và cuộc sống. Bất cứ cái gì phát ra từ tâm trí cũng không bao giờ là một phản hồi đích thực mà chỉ là phản ứng. Và điều đó luôn chệch: không thể chạm đến mục tiêu, mà chệch lên trên hoặc xuống dưới. Mục tiêu là hiện tại, và mũi tên được quá khứ định hướng không biết gì về tương lai, cũng không biết gì về hiện tại.
Tự phát nghĩa là sống từ khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia, phản hồi với cái đang tồn tại, không định kiến, không tâm trí, không quá khứ, không tương lai, không thời gian. Thế rồi, đột nhiên có một cuộc gặp gỡ - cuộc gặp gỡ giữa bạn và sự hiện hữu. Cuộc gặp gỡ ấy là phúc lạc, cuộc gặp gỡ ấy là Thượng đế.
Ngày 5.
Văn hóa, văn minh, giáo dục hay gọi chung là xã hội đang áp đặt tính chất giả tạo lên tất cả mọi người. Điều đó khiến bạn đè nén tự nhiên.
Toàn bộ nỗ lực của tôi là giúp bạn tự nhiên trở lại, bởi vì chỉ qua tự nhiên, con người mới đạt tới thần tính. Càng giả tạo, con người càng xa rời thần tính. Vì vậy, hãy nhớ lấy: bạn sẽ cần đến văn minh, văn hóa, giáo dục nhưng đừng đồng nhất bản thân với điều đó. Chúng là trò chơi và con người có thể chơi với những điều đó vì họ phải sống trong một xã hội mà ai cũng sống theo những trò chơi đó, không phải thực tại. Hãy cẩn thận, đừng để bị đồng nhất với chúng mà bất cứ khi nào không cần đến chúng, hãy tự nhiên.
Ngày 6.
Tu sĩ - monk - nghĩa là sống một mình. Bản thân từ tu sĩ có nghĩa là người sống một mình, không liên hệ đến bất cứ ai.
Tình yêu thương và thiền luôn bị tôn giáo tách rời - không chỉ bị tách rời và chia cắt mà gần như bị biến thành đối lập nhau. Trong nhiều thế kỷ, tôn giáo đã dạy người ta: "Nếu yêu đương, ông sẽ bỏ lỡ thiền, vì vậy, hãy từ bỏ mọi quan hệ yêu đương. Hãy vào tu viện, làm người sống độc thân, trở thành tu sĩ." Đây là lời dạy suốt hàng thế kỷ.
Vì vậy, thế giới đã bị những người ngoan đạo chia sẽ. Vấn đề là con người cần cả hai, họ không thể hài lòng với chỉ một trong hai điều này. Hài lòng với một trong hai là bất khả thi. Chắc chắn, có nhu cầu tình yêu thương và chắc chắn, cũng có nhu cầu thiền định.
Ngày 7.
Tồn tại đơn thuần không phải là sống. Ấy thế mà, người ta chỉ tồn tại, sống đời vô vị, tồn tại bằng cách nào đó. Để sinh tồn, bánh mì, bơ và chỗ trú ngụ là đủ nhưng không có sự huy hoàng, không có sự rực rỡ. Bầu trời nội tâm của bạn vẫn hoàn toàn tối tăm.
Người ta phải phản kháng lại những thứ vô nghĩa, những thứ được dạy dỗ từ bên ngoài, phản kháng lại mọi thứ. Đó là một âm mưu có từ lâu, rất lâu và cắm rễ rất sâu... Trừ phi bạn chọn lấy những điều tốt đẹp, bỏ những cái khác đi, những điều xấu xa... Nếu bạn chọn một thứ, những thứ khác sẽ liền theo ngay. Chúng ta phải buông bỏ toàn bộ, không còn lựa chọn nào khác.
Phản kháng nghĩa là buông bỏ toàn bộ quá khứ, sống trong hiện tại mà không có truyền thống, không tâm trí, không kiến thức, sống như một đứa trẻ, như thể bạn là con người đầu tiên.
Buông bỏ quá khứ như thể nó chưa bao giờ tồn tại, để bắt đầu từ thứ mới tinh, chưa có gì, chỉ là con số 0. Và bạn sẽ có một cuộc sống tươi đẹp, bạn sẽ có một cuộc đời đầy phiêu lưu. Cuộc sống của bạn sẽ có tính chất ngất ngây.
Bình luận của bạn