Xét nghiệm PCA3 có thể chẩn đoán chính xác hơn bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Mức PSA cao có phải là ung thư tuyến tiền liệt?
Xuất tinh thường xuyên có làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt?
5 quan niệm sai lầm về bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Tinh dầu nào giúp ích cho sức khỏe tuyến tiền liệt?
Ung thư tuyến tiền liệt xảy ra khi các tế bào trong tuyến tiền liệt tăng trưởng một cách bất bình thường. Theo Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới (World Cancer Research Fund International), ung thư tuyến tiền liệt là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở nam giới, với gần 1,1 triệu trường hợp được chẩn đoán vào năm 2012 trên toàn cầu.
Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán chuẩn cho bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Phương pháp thông thường nhất là kiểm tra trực tràng kỹ thuật số (DRE) và xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt (PSA).
Với phương pháp DRE, bác sỹ sẽ trực tiếp đưa một ngón tay đã được đeo găng có bôi chất bôi trơn vào trong trực tràng để cảm nhận bất cứ điều gì bất thường ở tuyến tiền liệt.
Xét nghiệm PSA ít xâm lấn hơn DRE. Người bệnh sẽ được lấy mẫu máu để phân tích nồng độ kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt - một loại protein do các tế bào tuyến tiền liệt sản xuất. Thông thường, những nam giới mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt sẽ có mức PSA trong máu cao. Tuy nhiên, các bác sỹ cũng nhận thấy rằng, nó có thể trỏ đến các vấn đề khác như viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt lành tính hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Do đó, những người có mức PSA cao sẽ cần phải làm thêm các xét nghiệm, chẳng hạn như sinh thiết để chắc chắn trong tuyến tiền liệt liệu thực sự có tế bào ung thư.
Mặt khác, mức PSA bình thường hiện cũng đang là một vấn đề gây tranh cãi. Nghiên cứu năm 2004 được công bố trên Tạp chí Y khoa New England phát hiện một số loại ung thư tiền liệt tuyến thậm chí xuất hiện ở cả nam giới có mức PSA bình thường. Những người tham gia nghiên cứu này là người da trắng. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, các nhà khoa học chưa có sự đồng thuận rõ ràng về mức PSA tối ưu khuyến cáo bác sỹ nên tiến hành sinh thiết để kiểm tra ung thư tuyến tiền liệt cho nam giới thuộc bất kỳ nhóm chủng tộc hoặc sắc tộc nào.
Xét nghiệm PSA để chẩn đoán ung thư tuyến tiền hiện đang gây nhiều tranh cãi
Xét nghiệm PCA3: Hướng đi mới trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt
Những tranh luận xung quanh xét nghiệm PSA đã khiến các nhà khoa học tìm kiếm những phương pháp khác chính xác hơn để phát hiện ung thư tiền liệt tuyến và PCA3 là một xét nghiệm đầy tiềm năng. Trong khi PSA cần mẫu máu, để thực hiện PCA3, bác sỹ sẽ cần mẫu nước tiểu của người bệnh.
PCA3 là một gene tồn tại trong tất cả các tế bào của tuyến tiền liệt. Khi tuyến tiền liệt có tế bào ung thư, PCA3 làm cho các tế bào tạo ra một số loại protein nhất định. Chúng sau đó sẽ bị rò rỉ vào nước tiểu nên việc tìm kiếm nó trong nước tiểu có thể giúp chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến.
Các kết quả ban đầu cho thấy, loại protein này đã có mặt trong 95% các trường hợp tuyến tiền liệt có tế bào ung thư đã được nghiên cứu. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận thấy không phải ai cũng thích hợp cho xét nghiệm PCA3, nhưng có thể hữu ích khi các xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt khác cho kết quả chẩn đoán không trùng khớp.
Xét nghiệm PCA3 gồm hai phần. Đầu tiên, bác sỹ sẽ áp dụng phương pháp kiểm tra trực tràng kỹ thuật số. Bên cạnh trực tiếp kiểm tra bất cứ điều gì bất thường ở tuyến tiền liệt, việc dùng ngón tay sờ, xoa bóp tuyến tiền liệt có thể giúp việc kiểm tra mẫu nước tiểu được chuẩn xác hơn. Bước tiếp theo, mẫu nước tiểu sẽ được bác sỹ thu thập và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Mẫu nước tiểu cần phải lấy ngay sau khi bệnh nhân được kiểm tra trực tràng kỹ thuật số. Kết quả sẽ có trong vòng vài ngày.
Bác sỹ sẽ xem xét tất cả các kết quả kiểm tra để quyết định những việc cần làm tiếp theo. Họ có thể đề nghị người bệnh cần được tiếp tục theo dõi bằng việc thực hiện lại xét nghiệm vài tháng hoặc mỗi năm một lần để kiểm tra kết quả có thay đổi hay không. Bác sỹ cũng có thể đề nghị thực hiện các xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán bổ sung, bao gồm việc sinh thiết, siêu âm tuyến tiền liệt hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).
Bình luận của bạn